Theo báo cáo của ban giám đốc CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG), năm 2022, Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 23.071 tỉ đồng, giảm 18% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế lỗ 125 tỉ đồng so với cùng kỳ lãi 2.225 tỉ đồng.
CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 sáng ngày 24/4
Việc thua lỗ năm 2022 được lãnh đạo Nam Kim nhận định do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, làn sóng cắt giảm chi tiêu toàn cầu đến tất cả hàng hóa khiến việc xuất khẩu của doanh nghiệp không thuận lợi. Lãi suất tăng cao khiến các hoạt động đầu tư suy giảm.
Với thị trường trong nước, thị trường bất động sản đóng băng, các vấn đề của trái phiếu… đã ảnh hưởng lớn tới tình hình tiêu thụ sắt thép của Nam Kim. Nửa sau năm 2022, giá thép HRC đã giảm mạnh từ 950 USD/tấn về 530 USD/tấn. Những yếu tố trên khiến công ty “bất ngờ”, không thể xoay chuyển kịp.
Năm 2023, Nam Kim đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 20.000 tỉ đồng, giảm 13,5% so với kết quả kiểm toán năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế ở mức 400 tỉ đồng, so với cùng kỳ lỗ gần 107 tỉ đồng. Tổng sản lượng dự kiến là 940.000 tấn, tăng khoảng 7%.
Ban lãnh đạo Nam Kim đánh giá, năm 2023 là thời điểm để củng cố lại các mối quan hệ đối với đối tác trong và ngoài nước cũng như ổn định tình hình tài chính. Trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn trong quá khứ, Nam Kim cho rằng thị trường năm nay sẽ chưa thực sự thuận lợi để tăng trưởng nhưng những gì khó khăn nhất đã qua.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, hội đồng quản trị Nam Kim cũng trình cổ đông thông qua kế hoạch không chia cổ tức năm 2022 do lợi nhuận sau thuế năm ngoái âm, trong khi kế hoạch năm ngoái tỉ lệ cổ tức tối đa là 10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Tại đại hội cổ đông, ông Hồ Minh Quang - chủ tịch Nam Kim đã nói về vấn đề không chia cổ tức. Ông Quang cho biết, mặc dù lợi nhuận chưa phân phối còn nhiều, nếu chia hết, sẽ gây áp lực lên ban điều hành.
"Với vai trò là người đứng đầu và cũng là cổ đông lớn, tôi rất áy náy khi không chia cổ tức cho cổ đông năm nay".
Hiện lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Nam Kim còn trên 1.600 tỉ đồng nhưng với tình hình hiện tại của thị trường chung rất khó khăn, công ty chưa thể chia được. "Không thể nào vì lợi ích nhỏ mà quên đi lợi ích lớn. Mong cổ đông thông cảm", ông Quang nói.
Trước thắc mắc của cổ đông về việc cổ phiếu NKG khi nào được cấp margin lại, ông Hồ Minh Quang cho biết, “may mắn vừa rồi NKG bị cắt margin nhưng đã biết trước, nên giá cổ phiếu không giảm nhiều. Tôi hy vọng bán niên 2023 có lãi lại thì cấp lại. Tôi không hứa nhưng tôi cam kết sẽ cố gắng, xác suất đạt được là 70%”.
Một nội dung đáng chú ý khác, Nam Kim dự kiến tiếp tục thực hiện sáp nhập Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam và ủy quyền cho HĐQT thực hiện việc sáp nhập.
-
Hòa Phát của ông Trần Đình Long họp cổ đông, lý giải việc không chia cổ tức cho hơn 160.000 cổ đông
Ông Trần Đình Long cho biết Hòa Phát đang dành toàn bộ nguồn lực để làm dự án Dung Quất 2, do đó cần giữ lại toàn bộ lợi nhuận của năm 2022 để bổ sung nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
-
Nam Kim tạm dừng xây dựng nhà máy tôn 4.500 tỉ tại Bà Rịa - Vũng Tàu?
Trong bối cảnh nhu cầu tôn mạ suy giảm nhanh chóng, việc Nam Kim tạm dừng xây dựng dự án nhà máy Nam Kim Phú Mỹ được đánh giá là quyết định phù hợp, giúp đảm bảo an toàn tài chính và tránh lặp lại tình trạng khó khăn như giai đoạn 2018 - 2019.








-
Bất chấp thuế quan Mỹ, doanh nghiệp thép vẫn gây bất ngờ khi báo lãi quý 1/2025 tăng 55%?
Nhờ mở rộng tệp khách hàng và tiết giảm chi phí lãi vay, doanh nghiệp thép này ghi nhận lợi nhuận khả quan trong quý đầu năm 2025.
-
Hoa hậu Mai Phương Thúy kiếm tiền tỷ sau 1 đêm nhờ “vật lộn” cả ngày với cổ phiếu quốc dân
Trong ngày 9/4, Hoa hậu Mai Phương Thúy đã khiến cộng đồng chứng khoán phải chú ý khi chia sẻ trên mạng xã hội về việc “vật lộn” cả ngày để mua 1 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) với giá sàn. Nguyên văn dòng chia sẻ: "Mua có một trịu hp...
-
Hòa Phát bất ngờ thay đổi phương án chi cổ tức cho cổ đông
Tập đoàn Hòa Phát dự tính không trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông do lo ngại tình hình thuế quan từ Mỹ và trên cơ sở thận trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn tiền mặt.