Sáng 30/3, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 để trình cổ đông thông qua các kết quả kinh doanh đã đạt được năm 2022 và kế hoạch kinh doanh trong năm 2023.
Hòa Phát đang dành toàn bộ nguồn lực để làm dự án Dung Quất 2, do đó cần giữ lại toàn bộ lợi nhuận của năm 2022 để bổ sung nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Mở đầu đại hội, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT đã nói ngay vấn đề không chia cổ tức. Theo ông Long, với kết quả kinh doanh như năm 2022, sau khi cân nhắc rất kỹ, HĐQT Hòa Phát đã đề xuất không chia cổ tức năm 2022.
“Năm 2022, ngành thép Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trải qua chu kỳ khó khăn. Tôi đã dự đoán như đã nói tại ĐHĐCĐ năm ngoái và thành thật là nó còn xấu hơn dự đoán của mình” – ông Long chia sẻ.
Trong bối cảnh khó khăn chung toàn ngành, ông Long cho rằng cần nhìn nhận kết quả kinh doanh mà Hòa Phát đã đạt được là không tồi. Thậm chí, dưới một số góc độ thì kết quả này có thể đánh giá là tốt vì đã vững vàng vượt qua khó khăn và vẫn có lợi nhuận.
“Nhiều cổ đông ở đây cũng là cổ đông của các công ty thép khác và các ngành khác. Nếu cổ đông để ý thì lợi nhuận của Hòa Phát năm vừa qua có thể bằng hoặc hơn lợi nhuận của tất cả công ty thép khác trên sàn cộng lại”, ông Long nói thêm.
Chia sẽ về lý do cho việc không chia cổ tức (dù bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu), Chủ tịch Hòa Phát cho biết, nhu cầu về vốn của năm 2023 rất lớn, tổng đầu tư giai đoạn 2 cho Dung Quất riêng tài sản cố định đến nay là 75.000 tỷ (trên 3 tỷ USD).
“Giai đoạn này, trên lãnh thổ Việt Nam không có nhiều dự án quy mô 3 tỷ đô như Hòa Phát, nên phải nói là chúng tôi đang tập trung toàn lực cho một dự án lớn như vậy, tập trung vào quả đấm thép trên 3 tỷ USD. 1 dự án này bằng 1.000 dự án vừa và nhỏ, bằng 100 dự án lớn khác mà Hòa Phát là tự lực chứ không có sự hỗ trợ từ tập đoàn nước ngoài nào cả".
Tôi khẳng định Hòa Phát đang cần rất nhiều vốn, nên việc trả cổ tức bằng tiền mặt là không hợp lý và không có nguồn để làm điều đó” – ông Long nhấn mạnh.
Tại đại hội lần này, HĐQT Hòa Phát vẫn giữ nguyên kế hoạch kinh doanh đã được đưa ra hồi cuối tháng 2 với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 150.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 8.000 tỷ đồng. So với năm 2022, kế hoạch doanh thu của Hòa Phát năm nay vẫn tăng 6% nhưng kết quả lợi nhuận lại giảm 5%.
Được biết năm 2022, doanh nghiệp của ông Trần Đình Long ghi nhận 141.409 tỷ đồng doanh thu thuần và 8.444 tỷ đồng lãi sau thuế, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 160.000 tỷ đồng doanh thu và 25.000-30.000 tỷ đồng lợi nhuận.
Theo tài liệu họp cổ đông, HĐQT Hòa Phát đề xuất giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau trích quỹ để bổ sung vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc không trả cổ tức năm 2022. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long không chia cổ tức kể từ khi niêm yết. Trước đó, công ty này vẫn đều đặn trả cổ tức với tỷ lệ 20-50%/năm.
-
Ngân hàng nào đang là chủ nợ hơn 57.000 tỉ của Hòa Phát?
Tính đến ngày 31.12.2022, nợ vay ngắn hạn của Hòa Phát là 46.749 tỉ đồng và nợ vay dài hạn là 11.151 tỉ đồng. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp của ông Trần Đình Long phải trả 8,4 tỉ đồng tiền lãi vay.
-
Hòa Phát đầu tư 26.000 tỉ đồng, nâng công suất nhà máy thép Dung Quất lên 6 triệu tấn/năm
CTCP Tập đoàn Hòa Phát dự kiến đầu tư thêm 26.000 tỉ đồng cho giai đoạn mở rộng dự án Dung Quất với mục tiêu sản xuất 6 triệu tấn thép/năm.
-
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long nói gì trong "tâm thư" gửi cổ đông?
Trong cùng một năm mà ngành bất động sản từ nóng chuyển sang nguội dần và đóng băng vào cuối năm. Tỷ giá, lãi suất cũng lên cơn sốt chưa từng có đã khiến Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ sâu liên tiếp trong 2 quý cuối năm, lợi nhuận cả năm giảm 76% so với năm 2021.
-
Công ty thép doanh thu nghìn tỷ vừa chứng kiến điều chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây
Năm 2024, Gang thép Cao Bằng ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.188 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ; công ty báo lỗ sau thuế hơn 150 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi hơn 1,6 tỷ đồng.
-
Hòa Phát, Nam Kim… và loạt doanh nghiệp thép mạnh tay đầu tư nhà máy mới để “đón sóng” thị trường bất động sản
Trong khi dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sẽ bắt đầu chạy thử đầu quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng đang chuẩn bị nguồn vốn để xây thêm nhà máy mới, đón sóng phục hồi của thị trường....
-
Những khoản lãi ngành thép 2024 dần lộ diện, một hãng thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu vừa báo lợi nhuận tăng hơn 1.100%
Doanh nghiệp này đánh giá thị trường thép năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần ổn định trở lại.