Vào hồi tháng 4 năm ngoái, Thép Nam Kim đã hé lộ kế hoạch đầu tư dự án nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu) với quy mô 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỉ đồng.
Khác với Hòa Phát, tập trung vào sản phẩm thượng nguồn thì Nam Kim tăng tốc cho các sản phẩm hạ nguồn như tôn cán nguội, thép cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh).
Nhà máy tôn Nam Kim
Việc xây dựng nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ sẽ bắt đầu vào quý 4/2022 và kéo dài trong ba giai đoạn (mỗi giai đoạn 400.000 tấn) đến cuối năm 2026. Sản phẩm mới sẽ là thép mạ sử dụng trong các thiết bị điện gia dụng, đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao hơn so với sản phẩm tôn mạ hiện nay của Nam Kim chủ yếu dùng trong xây dựng.
Lãnh đạo Nam Kim cho biết, sẽ đầu tư nhà máy mới trên cơ sở thận trọng, trong giai đoạn 2022-2024, cân đối vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận giữ lại và khấu hao cho dự án. Công ty chưa cần thiết phải vay các tổ chức tín dụng trong giai đoạn hiện nay.
Nam Kim hiện có 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm, ống thép. Nếu hoàn thành thêm nhà máy mới, công suất toàn hệ thống sẽ gấp 2,2 lần lên 2,2 triệu tấn/năm.
Các giai đoạn xây dựng nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ
Theo thông tin từ Mirae Asset, Nam Kim đã tạm dừng xây dựng dự án nhà máy Nam Kim Phú Mỹ trong bối cảnh nhu cầu tôn mạ suy giảm nhanh chóng. Mirae Asset cho rằng đây là quyết định phù hợp giúp đảm bảo an toàn tài chính của Nam Kim và không lặp lại tình trạng khó khăn như giai đoạn 2018 - 2019.
Năm 2022, Nam Kim lỗ hợp nhất hơn 46 tỉ đồng sau thuế, trong khi năm trước lãi lớn hơn 2.562 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng âm hơn 66,7 tỉ đồng. Đây là năm đầu tiên Nam Kim báo lỗ kể từ năm 2012 khi ngành thép rơi vào thời kỳ khủng hoảng.
Sản lượng của Nam Kim trong năm vừa qua đạt 857.605 tấn, giả, 26,4% so với năm 2021, trong đó sản lượng tôn mạ đạt 686.248 tấn, giảm 32,4%, sản lượng ống thép tăng trưởng 14,2%, đạt 171.357 tấn. Thị trường xuất khẩu vẫn chiếm tỉ trọng chủ đạo là 57,5% trong sản lượng của Nam Kim, nhưng sản lượng giảm mạnh so với năm 2021, đạt mức 493.078 tấn.
Mirae Asset cho rằng, việc ngành bất động sản trầm lắng trong năm 2023, sẽ kéo theo nhu cầu thép trong nước sẽ khó có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, kỳ vọng vào việc giải ngân đầu tư công sẽ bù đắp một phần sự suy giảm của thị trường bất động sản.
Trong năm 2023, một ông lớn khác trong ngành thép là Hòa Phát cho biết sẽ tập trung nguồn lực hoàn thành thủ tục pháp lý, đầu tư, xây dựng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2. Cùng với đó, Hòa Phát sẽ đưa vào chạy thử Nhà máy sản xuất container trong thời gian tới.
-
Hé mở những "ông lớn" đứng sau các dự án thép nghìn tỉ ở Thanh Hóa, Bình Định, Nghệ An
Với lợi thế về cảng biển nước sâu và chi phí nhân công thấp, khu vực miền Trung đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp thép với các dự án quy mô lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng.
-
Diễn biến mới tại dự án cảng biển 5.700 tỷ đồng ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án bến cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân do Công ty cổ phần Cảng quốc Tế QTM làm chủ đầu tư có quy mô khoảng 71,23ha, tổng vốn đầu tư khoảng 5.700 tỷ đồng.
-
Địa phương có cảng nước sâu lớn nhất Đông Nam Á chính thức trở thành thành phố
Với vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Phú Mỹ chính thức được nâng cấp thành thành phố theo Nghị quyết số 1365/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây không chỉ là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã h...
-
Đề xuất gia hạn hoàn thành tuyến đường gần 1.200 tỷ vào cảng Cái Mép
Dự án đường Long Sơn - Cái Mép có tổng chiều dài hơn 3,7 km, kết nối KCN dầu khí Long Sơn với Thị xã Phú Mỹ, có tổng mức đầu tư hơn 1.188 tỷ đồng.