Hoạt động tài chính tiếp tục là trụ cột gánh lợi nhuận của VEFAC. Theo đó trong quý 3, doanh thu tài chính đạt 129 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ 2023. Chi phí tài chính cũng phát sinh hơn 11,5 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí vận hành, VEFAC lãi ròng 84,6 tỷ đồng trong quý 3/2024, giảm 27% so với cùng kỳ 2023.
Lũy kế 9 tháng, VEFAC ghi nhận hơn 4,5 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế lại đạt trên 264 tỷ đồng cũng chủ yếu nhờ hàng trăm tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính. Dù vậy, kết quả lợi nhuận kể trên vẫn thấp hơn 23% so với cùng kỳ năm trước.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của VEFAC đạt gần 35.600 tỷ đồng, tương ứng tăng ròng hơn 24.000 tỷ đồng chỉ trong quý 3 và cao hơn 25.600 tỷ đồng so với đầu năm. Tài sản gia tăng chủ yếu đến từ tồn kho và các khoản phải thu.
Thời điểm cuối quý 3, tồn kho của VEFAC lên đến gần 22.000 tỷ đồng, chiếm 62% tổng tài sản và tăng hơn 20.000 tỷ so với đầu năm.
Tồn kho nằm dưới dạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, là các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện đầu tư dự án Vinhomes Global Gate, chủ yếu là tiền đất phải nộp theo các thông báo nộp tiền đất của cơ quan quản lý Nhà nước.
Với khoản phải thu ngắn hạn, giá trị khoản mục này đã đạt gần 11.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9, tương ứng mức tăng ròng gần 7.400 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, riêng khoản phải thu hoạt động bất động sản với công ty liên quan là Vinhomes đã gần 11.400 tỷ đồng.
Theo nghị quyết lấy ý kiến cổ đông bằng văn vản mới đây, VEFAC hợp tác cùng Vinhomes thực hiện dự án khu đô thị mới Vinhomes Global Gate, trong đó VEFAC sẽ được hưởng 95% toàn bộ lợi ích thu được từ dự án còn Vinhomes được hưởng 5%.
VEFAC được biết đến là chủ đầu tư Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia - dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thay thế cho Trung tâm Triển lãm cũ tại Giảng Võ. VEFAC là công ty con do Vingroup (mã VIC) sở hữu đến hơn 83% vốn. Ngoài việc là chủ dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Cổ Loa, VEFAC còn đang triển khai dự án là Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm ( Vinhomes Cổ Loa hay Vinhomes Global Gate) với tổng vốn đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng.
-
Mirea Asset: Vinhomes Cổ Loa sẽ đóng góp doanh thu lớn cho Vinhomes
Trong báo cáo mới phát hành, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho biết, giá trị tài sản ròng tại VinhomesCổ Loa được ước tính ở mức 48.000 tỷ đồng, với giả định giá bán trung bình là 90 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, giá mở bán chính thức có thể cao hơn tùy theo diễn biến thị trường gần đây, mang lại tiềm năng gia tăng định giá và đóng góp cho Vinhomes.
-
“Vua gỗ” một thời giá cổ phiếu thua ly trà đá, vừa “bắt tay” với chủ nợ lớn nhất, được cấp thêm gói tín dụng trăm tỷ
Gỗ Trường Thành từng được ví là “vua gỗ”, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gỗ nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lũy kế lên đến 3.268 tỷ đồng....
-
Sức khỏe tài chính của “ông lớn” ngành nhựa này ra sao mà phải “giấu lỗ” dẫn đến bị phạt?
Rạng Đông Holding từng là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa. Sau đó, công tychuyển sang mô hình holding (công ty mẹ có nhiều công ty con) và đầu tư thêm bất động sản, khu công nghiệp....
-
“Giấu lỗ” trong báo cáo tài chính, đại gia ngành nhựa Rạng Đông Holding bị xử phạt ra sao?
Ngoài việc không công bố các thông tin tài chính đúng thời hạn, Công ty CP Rạng Đông Holding còn thông tin sai lệch về lợi nhuận sau thuế năm 2023, từ lỗ thành lãi.