Ông Lê Vĩnh Khang - cư dân làng biệt thự The Pegasus Residence - cho biết năm 2011, nhiều người dân đã mua nhà của Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát (chủ đầu tư dự án).
Theo hợp đồng mua bán, công ty có trách nhiệm hoàn tất các nghĩa vụ về thuế và pháp lý với nhà nước và trao sổ đỏ cho người mua. Tuy nhiên, nhiều năm qua công ty vẫn chưa giao sổ cho cư dân nơi đây.
Vì vậy, từ năm 2018, 168 cư dân mua biệt thự đã cử ban đại diện gửi thư yêu cầu doanh nghiệp trên phải trả sổ đỏ cho người dân như hợp đồng đã cam kết. Khi đó, chủ đầu tư đã tổ chức họp dân, hứa sẽ trả sổ đỏ vào cuối năm 2018 nhưng đến nay công ty vẫn chưa giao sổ cho các hộ dân.
Bà Hằng - một cư dân làng biệt thự The Pegasus Residence - cũng nói: "Căn nhà là tài sản của tôi, của nhiều người dân nhưng tôi tìm hiểu thì được biết chủ đầu tư đã mang đi cầm cố dự án, vay ngân hàng và thực hiện không đúng giao kết".
Hiện chủ đầu tư đã cam kết sẽ cấp sổ cho 168 hộ dân sau thời gian dài lỡ hẹn - Ảnh: A Lộc
Theo nhiều người, cuộc đối thoại gần đây với chủ đầu tư, người mua nhà cũng đã yêu cầu làm rõ quyền sử dụng đất của khu biệt thự đang được thế chấp ở đâu, tính thuế chuyển mục đích sử dụng đất cho dân ra sao, chừng nào giao sổ…
Chủ đầu tư cũng đưa ra lời hứa, ký vào cam kết nên dân tiếp tục chờ đợi được phía nhà đầu tư giải quyết quyền lợi hợp pháp của người dân
"Chúng tôi cũng đã có thiện chí và chờ đợi chủ đầu tư giải quyết trong nhiều năm rồi. Nếu lần này không giải quyết dứt điểm, chúng tôi sẽ nhờ đến các cơ quan bảo vệ pháp luật" - bà Hằng nói.
Nói về vụ việc này, ông Huỳnh Phú Kiệt - đại diện Công ty Toàn Thịnh Phát - cho biết trước đây công ty có gặp khó khăn về tài chính, đã thế chấp dự án làng biệt thự để vay ngân hàng. Hiện công ty vẫn đang nỗ lực giải quyết quyền lợi của người dân. Ông Kiệt nói: "Gần đây, khi họp dân, chúng tôi cũng đã cầu thị, giải thích những khó khăn, nhận trách nhiệm với dân và có cam kết sẽ tiếp tục làm việc với ngân hàng, trả nợ để 168 hộ mua nhà ở làng biệt thự không bị mất nhà và có sổ như hợp đồng mua bán, chậm nhất là cuối tháng 12-2021". |
-
Nghìn người dân thiệt thòi do TPHCM và Đồng Nai 'tranh chấp' địa giới
Gần 10 năm qua, TPHCM không thể làm thủ tục công nhận xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) là xã đảo do cù lao Gò Gia giáp ranh giữa xã Thạnh An và xã Phước An (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bị tỉnh Đồng Nai tranh chấp, khiến Chính phủ phải vào cuộc…
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Đồng Nai cưỡng chế thu hồi đất của 36 hộ dân để làm dự án đường ven sông gần 2.000 tỉ đồng
36 hộ dân thuộc dự án đường và kè ven sông Đồng Nai dù đã được các cơ quan thẩm quyền thực hiện đầy đủ thủ tục về hỗ trợ, đền bù, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhưng không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án nên chính quyền tiến hành cưỡng ch...