Theo Quochoi.vn, trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến kết luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam;
Trong đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, khóa XIII đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến, tốc độ 350km/h và giao các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 8 xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư dự án.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án đã đánh giá bối cảnh trong nước, quốc tế và tình hình phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, đồng thời đã nêu rõ lý do tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam chưa được Quốc hội thông qua vào năm 2010 do còn có ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực đầu tư trong bối cảnh quy mô nền kinh tế tại thời điểm năm 2010 thấp (GDP là 147 tỷ USD), nợ công ở mức cao (56,6% GDP).
Với nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP; dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, dự án đầu tư phù hợp với chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch phát triển mạng đường sắt, quy hoạch của các ngành, các vùng và các địa phương có liên quan.
Về mục tiêu đầu tư, Bộ trưởng cho biết, việc xây dựng tuyến ĐSTĐC nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tuyến ĐSTĐC bắt đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.
Về quy mô đầu tư, Dự án xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Về công nghệ, đường sắt chạy trên ray, sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán cho tàu khách, động lực tập trung cho tàu hàng; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia phát triển đang khai thác ĐSTĐC.
Dự án ĐSTĐC đang nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp đến từ nước ngoài. Trong đó, có tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc.
Mới đây nhất, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.
Tại buổi gặp này, Lãnh đạo tập đoàn CRCC hết sức quan tâm và đang nghiên cứu kỹ, mong muốn tham gia triển khai tuyến đường sắt Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Đồng thời đang nghiên cứu việc tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam.
Ngoài doanh nghiệp ngoại, ĐSTĐC cũng sẽ mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam được thử sức. Bộ GTVT đánh giá với năng lực, trình độ ở trong nước hiện nay, khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ giữa các dải tốc độ 250 km/h, 300 km/h, 350 km/h là tương tự nhau.
Nghiên cứu cho thấy nếu được chuyển giao công nghệ và có một số cơ chế chính sách thích hợp, Việt Nam có thể làm chủ toàn bộ công nghiệp xây dựng, tự chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì và từng bước nội địa hóa sản xuất một số linh kiện, phụ tùng thay thế.
-
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD: Doanh nghiệp Việt sẽ được “thử sức”
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ xây dựng chính sách thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để tham gia sâu vào quá trình xây dựng, vận hành tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD.
-
Ai sẽ đảm nhận sản xuất thép đường ray cho siêu dự án 67 tỷ USD? Một doanh nghiệp vừa được Phó Thủ tướng “chọn mặt gửi vàng”
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình mong muốn Hòa Phát sẽ nghiên cứu sản xuất ray thép chất lượng cao phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong tương lai.
-
Thông tin mới về việc nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam xây nhà máy tại Phú Yên để làm đường ray cho tàu tốc độ 350km/h
Cơ cấu sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép mà Hòa Phát đang xúc tiến triển tại Phú Yên sẽ phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi đi vào hoạt động thương mại vào năm 2029....
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án đường sắt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025....