Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời năm 2025. Căn cứ khung giá phát điện này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị phát điện ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định.
Theo đó, đối với nhà máy điện mặt trời mặt đất không có hệ thống pin tích trữ, mức giá tối đa (chưa bao gồm thuế VAT) cho khu vực miền Bắc là 1.382,7 đồng/kWh; miền Trung là 1.107,1 đồng/kWh; miền Nam là 1.012 đồng/kWh.
Đối với nhà máy điện mặt trời nổi không có hệ thống pin tích trữ, mức giá tối đa cho khu vực miền Bắc là 1.685,8 đồng/kWh; miền Trung là 1.336,1 đồng/kWh; miền Nam là 1.228,2 đồng/kWh.
Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời năm 2025
Trong khi đó, đối với loại hình nhà máy điện mặt trời mặt đất có hệ thống pin tích trữ, mức giá tối đa cho khu vực miền Bắc là 1.571,98 đồng/kWh; miền Trung là 1.257,05 đồng/kWh; miền Nam là 1.149,86 đồng/kWh.
Đối với nhà máy điện mặt trời nổi có hệ thống pin tích trữ, mức giá tối đa cho khu vực miền Bắc là 1.876,57 đồng/kWh; miền Trung là 1.487,18 đồng/kWh; miền Nam là 1.367,13 đồng/kWh.
Các thông số của hệ thống pin lưu trữ điện sử dụng tính toán mức giá tối đa của khung giá phát điện cho loại hình nhà máy điện mặt trời có hệ thống pin tích trữ được quy định cụ thể.
Trong đó, công suất tối thiểu là 10% công suất nhà máy điện mặt trời; thời gian lưu trữ/xả là 2 giờ; tỷ trọng sản lượng điện sạc là 5% trên sản lượng của nhà máy.
Việc áp dụng khung giá như trên dựa trên quy định của Thông tư 09 của Bộ Công Thương, quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, phương pháp xác định, phê duyệt khung giá phát điện, quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục xây dựng và khung giá nhập khẩu điện; đề nghị của EVN.
Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã ban hành khung giá phát điện cho loại hình thủy điện và nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí thiên nhiên năm nay.
Theo đó, giá phát điện cho loại hình nhà máy thủy điện tối đa là 1.110 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gia tăng).
Giá phát điện tối đa đối với loại hình nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí thiên nhiên là 3.069,38 đồng/kWh.
-
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất 5,2 GW, rộng gần bằng 10.000 sân bóng đá
Đây sẽ là nhà máy điện mặt trời 24/7 đầu tiên trên thế giới đi kèm hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) tương ứng.
-
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công.
-
Điện mặt trời mái nhà dư thừa được mua với giá trên 1.000 đồng/kWh?
Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không dùng hết được bán lên hệ thống quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt, theo Nghị định 135 của Chính phủ.
-
Điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000 kW không cần phải xin giấy phép?
Hệ thống điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000kW khi lắp đặt sẽ thực hiện theo phương thức hậu kiểm và EVN chịu trách nhiệm triển khai các giải pháp kỹ thuật kiểm soát sản lượng điện dư phát lên lưới bảo đảm an toàn hệ thống.








-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....
-
Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa
Hệ thống gồm 48 tấm pin quang điện, mỗi tấm có công suất 385W, được lắp dọc theo đường ray, với tổng công suất đạt 18kW. Theo kế hoạch, nhà máy điện mặt trời này sẽ sản xuất khoảng 16MWh điện mỗi năm....