Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất và công năng của công trình theo quy định pháp luật.
Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Theo đó, tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực.
Dự án đầu tư phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ là dự án năng lượng tái tạo thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, được hưởng các cơ chế ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật.
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất và công năng của công trình theo quy định pháp luật.
Dự thảo nêu rõ, hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công.
Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nếu bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.
Cơ chế mua bán sản lượng điện dư
Theo dự thảo Nghị định, nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia nhưng không vượt quá 20% công suất lắp đặt thực tế.
Căn cứ vào tình hình vận hành hệ thống điện từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tỷ lệ mua bán sản lượng điện dư.
Việc mua bán sản lượng điện dư thực hiện theo quy định pháp luật về điện lực, thỏa thuận giữa bên bán điện dư và bên mua điện dư và bảo đảm các nguyên tắc sau:
Trong mọi trường hợp, bên mua điện dư chỉ thanh toán cho phần sản lượng điện dư bán vào hệ thống điện quốc gia tương ứng với tối đa 20% công suất lắp đặt thực tế của nguồn điện.
Giá mua điện dư là giá điện năng bình quân của thị trường điện năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.
Nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt tại công sở, công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.
Đối với nguồn điện có công suất lắp đặt trên 1.000 kW và bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định pháp luật.
-
Được bán tới 20% công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà, trình Chính phủ ban hành trong tuần tới. Đồng thời lưu ý nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phát huy tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.
-
Nghiên cứu cho mua bán điện mặt trời mái nhà tự dùng tại khu công nghiệp, chế xuất
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu việc cho phép giao dịch, mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu tại khu công nghiệp, chế xuất…
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....
-
Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng với dự án điện năng lượng mới
Các dự án điện năng lượng mới sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng. Sau thời gian xây dựng việc miễn, giảm được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai....
-
Lộ diện doanh nghiệp dầu khí giành được hợp đồng lớn tại “siêu dự án” 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam
Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn 1, 2, 3, 4 ở hạ nguồn, có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD....