Để tháo gỡ vướng mắc, Chính phủ cho phép UBND TP.HCM thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất - Ảnh minh họa
Đây là động thái thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ trong việc xử lý các điểm nghẽn hạ tầng kéo dài nhiều năm tại TP.HCM. Nghị quyết nêu rõ, các khó khăn, vướng mắc được xử lý phải trên nguyên tắc đúng chỉ đạo của Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, không hợp pháp hóa sai phạm và tuyệt đối không để sai chồng sai.
Chính phủ nhấn mạnh: Việc tháo gỡ phải bảo đảm tính khả thi, kịp thời và phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư. Những sai phạm trong quá khứ do lỗi cơ quan quản lý nhà nước hoặc cả hai phía thì cần phân định rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý dứt điểm. Thẩm quyền ở cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm xử lý.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ: Hơn 90% đã hoàn thành nhưng vẫn “ách”
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) là công trình quy mô lớn với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, do Tập đoàn Trung Nam làm nhà đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).
Dự án được khởi công từ năm 2016, đến nay đã hoàn thành khoảng 93% khối lượng, nhưng vẫn chưa thể đưa vào vận hành.
Công trình bao gồm 6 cống ngăn triều và 7,8km đê kè dọc sông Sài Gòn, nhằm kiểm soát triều cường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho khu vực có diện tích 570km2, dân số khoảng 6,5 triệu người sinh sống tại bờ hữu sông Sài Gòn và khu vực trung tâm TP.HCM.
Để tháo gỡ vướng mắc, Chính phủ cho phép UBND TP.HCM thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất, tuân thủ các quy định của Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội và các quy định pháp luật hiện hành. Việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất và thuê đất phải thực hiện nghiêm ngặt, công khai, minh bạch, tránh thất thoát tài sản nhà nước.
Nếu giá trị quỹ đất thanh toán thấp hơn giá trị công trình thì phần chênh lệch được thanh toán bằng tiền từ nguồn vốn đầu tư công của TP.HCM.
Đồng thời, Chính phủ đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc để kiểm toán toàn bộ dự án, làm cơ sở thanh, quyết toán vốn đầu tư, bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và quyền lợi hợp lý của nhà đầu tư.
Dự án kết nối Phạm Văn Đồng – Gò Dưa cũng được “gỡ vướng”
Một dự án lớn khác được đề cập trong nghị quyết là tuyến đường kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa – Quốc lộ 1, dài khoảng 2,7km, quy mô giải phóng mặt bằng rộng 67m, gồm 6 làn xe với tổng vốn đầu tư khoảng 2.700 tỷ đồng. Đây cũng là dự án theo hình thức BT, khởi công năm 2017 và dự kiến hoàn thành năm 2020.
Tuy nhiên, do vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và phát sinh chi phí, từ tháng 3/2020 đến nay, dự án đã ngừng thi công sau khi thực hiện được khoảng 44% khối lượng.
Nghị quyết 212/NQ-CP yêu cầu UBND TP.HCM rà soát, thẩm định và điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Cơ quan chức năng thành phố cũng được giao quyền quyết định và chịu trách nhiệm toàn diện đối với tiến độ, chất lượng và hiệu quả triển khai.
Nghị quyết 212/NQ-CP được xem là bước đi cần thiết và kịp thời, giúp tháo gỡ hai “nút thắt” lớn trong quá trình phát triển hạ tầng đô thị TP.HCM.
Bên cạnh mục tiêu chống ngập và kết nối giao thông, việc khơi thông các dự án BT cũng giúp tái khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ trong việc phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào đầu tư công.
Đặc biệt, trong bối cảnh TP.HCM đang thực hiện nhiều cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98, việc gỡ vướng các dự án trọng điểm sẽ tạo tiền đề để thành phố tăng tốc phát triển, cải thiện chất lượng sống người dân và đảm bảo an toàn hạ tầng đô thị trước biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.
-
Chính phủ bật đèn xanh tháo gỡ vướng mắc quy hoạch đô thị sau sắp xếp đơn vị hành chính
Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP, mở đường cho việc tháo gỡ các "nút thắt" về quy hoạch đô thị tại các khu vực mới hình thành sau quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính.
-
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng
Ngày 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai.
-
Chính phủ đề xuất “hồi sinh” hợp đồng BT
Ngày 30/10, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu







-
Loạt dự án căn hộ tại TP.HCM vượt mốc 100 triệu đồng/m2
Giá căn hộ tại TP.HCM đang leo thang chóng mặt khi hàng loạt dự án đạt mức giá hơn 100 triệu đồng/m2, thậm chí ghi nhận một số dự án đã vượt gấp đôi, gấp ba mức giá này.
-
Agribank đấu giá khoản nợ hơn 2.531 tỷ đồng liên quan đến Tập đoàn Khang Thông
Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC LTD) vừa phát đi thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản liên quan đến 3 khoản nợ lớn tại Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn, với tổng giá khởi điểm lên tới hơn 2.53...
-
Sacombank đấu giá trọn lô 26 căn shophouse Eco Green Sài Gòn, giá khởi điểm hơn 1.100 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang chào bán đấu giá toàn bộ 26 hợp đồng mua bán quyền sử dụng 26 căn shophouse thuộc dự án Eco Green Sài Gòn (phường Tân Thuận, TP.HCM) với giá khởi điểm lên tới 1.113 tỷ đồng....