Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP, mở đường cho việc tháo gỡ các "nút thắt" về quy hoạch đô thị tại các khu vực mới hình thành sau quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính.
Nghị quyết 66.1 sẽ được áp dụng từ nay đến ngày 28/2/2027, như một cơ chế đặc thù, linh hoạt và tạm thời, giúp các địa phương có đủ hành lang pháp lý để lập mới hoặc điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị. Trong thời gian hiệu lực của Nghị quyết này, nếu có luật, nghị quyết hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành và có hiệu lực trước ngày 1/3/2027, thì các quy định liên quan trong Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực theo.
Đối tượng áp dụng là những khu vực dự kiến hình thành đô thị có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội, với quy mô dân số trong 10 năm tới đạt tối thiểu:
45.000 người với các thành phố trực thuộc Trung ương;
21.000 người với các tỉnh vùng đồng bằng;
15.000 người với các tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới.
Điểm đột phá của Nghị quyết là cho phép các địa phương lập và phê duyệt quy hoạch phân khu trước, sau đó cập nhật vào các quy hoạch cấp cao hơn như quy hoạch tỉnh hay quy hoạch chung đô thị.
Đây được xem là cú huých nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nhanh chóng triển khai kế hoạch, đặc biệt trong bối cảnh nhiều địa phương đang khát quỹ đất sạch và quy hoạch rõ ràng.
Nội dung quy hoạch vẫn phải tuân thủ các quy chuẩn hiện hành, nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố kết nối hạ tầng kỹ thuật – xã hội và chức năng đô thị, đảm bảo khu vực quy hoạch không trở thành những "ốc đảo" phát triển riêng lẻ, thiếu tính liên kết.
UBND cấp tỉnh sẽ là cơ quan đầu mối tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu. Trong trường hợp quy hoạch mới làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất, hay quy mô dân số chưa đạt ngưỡng theo Nghị quyết, thì Hội đồng nhân dân cùng cấp phải thông qua trước khi triển khai.
Toàn bộ quy trình lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt sẽ tuân thủ các bước theo luật hiện hành, song được đảm bảo thực hiện nhanh gọn, thống nhất và linh hoạt hơn nhờ cơ chế đặc thù.
Một điểm đáng chú ý là trong thời gian hiệu lực, nếu có sự khác biệt giữa quy định tại Nghị quyết này và các văn bản pháp luật hiện hành khác, thì sẽ ưu tiên áp dụng theo Nghị quyết.
-
Từ ngày 1/7, Nghị định 178/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc cụ thể hóa Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Đây được xem là "bộ công cụ" mới giúp chính quyền hai cấp sau sáp nhập hành chính vận hành hiệu quả, đồng thời tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển đô thị và vùng nông thôn.
-
Cây xanh, mặt nước, công viên là 'tài nguyên quý giá' khi quy hoạch đô thị
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định về quản lý công viên, cây xanh, mặt nước, chiều 23/6.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch đô thị mới rộng gần 2.900 ha tại huyện Long Đất
Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghe báo cáo Đồ án quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 Đô thị mới Phước Hải, huyện Long Đất đến năm 2050.








-
Dự án nhà ở hơn 8.000 tỷ đồng tại Hải Phòng đã có chủ
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vật liệu Kim Trang chính thức trở thành chủ đầu tư dự án nhà ở tại khu vực ngõ 226 Lê Lai, phường Ngô Quyền.
-
Chung cư giá 100 triệu/m2, lương 20-30 triệu/tháng mua nhà thế nào?
Với mức lương 20-30 triệu đồng/tháng, nhiều người lao động ở đô thị lớn chật vật cả đời vẫn khó mua nổi nhà khi giá chung cư vượt xa khả năng tích lũy.
-
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Không thể “may giày cùng một cỡ” cho mọi đối tượng
Theo chuyên gia, việc tính tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần truy xét nhiều vấn đề, chứ không thể cào bằng mọi đối tượng…