Sáng 19/5, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình của Chính phủ về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế đặc thù tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình của Chính phủ sáng 19/5
Nghị quyết 60 của Trung ương khóa XIII nêu rõ việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp, gồm: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố). Cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động. Sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính giảm từ 63 tỉnh, thành phố còn 34.
Chính phủ nhận định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, đến nay, cả nước có 10 địa phương, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, TP.HCM và Cần Thơ đang được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù theo các luật, nghị quyết riêng của Quốc hội.
Trong số này, có 6 địa phương sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tổ chức lại chính quyền địa phương theo 2 cấp, gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk (liên quan đến TP Buôn Ma Thuột), TP.HCM và Cần Thơ.
Sự ảnh hưởng này do việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, kết thúc hoạt động cấp huyện dẫn tới thay đổi về ranh giới địa lý, phạm vi quản lý cũng như quy mô dân số, địa vị pháp lý… của các địa phương.
Do đó, Chính phủ đề xuất có quy định chuyển tiếp việc tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đang được thực hiện tại các địa phương thuộc diện sắp xếp. Việc này nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định quy định pháp luật, trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương này.
Việc này cũng tránh tạo khoảng trống pháp lý cho địa phương sau sắp xếp trong xử lý các vấn đề liên quan dự án đầu tư, nghĩa vụ tài chính…
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép các địa phương sau sáp nhập gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM và Cần Thơ, được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trước đây.
Riêng các xã, phường mới tương ứng tại địa bàn TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) sau sắp xếp cấp xã tiếp tục được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện.
Sau khi việc sắp xếp đơn vị hành chính hai cấp hoàn thành, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá các cơ chế đặc thù này để điều chỉnh, bổ sung phù hợp thực tế, tình hình mới hoặc luật hóa để áp dụng trong toàn quốc.
-
Trường học, bệnh viện được sắp xếp ra sao sau khi sáp nhập tỉnh thành?
Nghị quyết mới nhất của Chính phủ đã đưa ra phương án sắp xếp trường học, bệnh viện sau khi sáp nhập còn 34 tỉnh thành.
-
Cử tri lo giá vàng biến động, kiến nghị hỗ trợ cán bộ phải chuyển nơi ở sau sáp nhập tỉnh
Cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức phải thay đổi nơi ở để đến làm việc tại trụ sở mới sau sắp xếp các đơn vị hành chính.
-
Sáng nay Quốc hội khai mạc kỳ họp “lịch sử của lịch sử” bàn sửa đổi Hiến pháp và sáp nhập tỉnh
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Tại kỳ họp, Quốc hội xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp cũng như nghị quyết về sáp nhập tỉnh.








-
Thị trường bất động sản xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ sau thông tin sáp nhập
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 1 giá bất động sản tiếp tục xu hướng tăng, đặc biệt xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ tại một số địa phương sau thông tin sáp nhập, đặt cơ quan hành chính mới....
-
Thành phố nhỏ nhất Việt Nam hiện ở tỉnh nào?
Sầm Sơn – thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam hiện nay.
-
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Mục tiêu cao nhất là xây dựng TPHCM mới trở thành siêu đô thị hiện đại
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, tất cả vì mục tiêu cao nhất là xây dựng TPHCM mới trở thành siêu đô thị hiện đại, bền vững, có sức lan tỏa mạnh mẽ, dẫn dắt sự phát triển kinh tế Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế trong khu vực cũng nh...