Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá vật liệu xây dựng
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam.
Tại cuộc họp, các bộ, ngành, địa phương báo cáo cho biết các dự án cơ bản đang được triển khai thuận lợi cả về tiến độ, công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ giải ngân, việc cấp mỏ vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án chậm tiến độ, bị vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, việc cấp mỏ vật liệu còn lúng túng về thủ tục, một số nhà đầu tư băn khoăn do giá VLXD trượt giá, đội vốn đầu tư...
Theo đó, các nhà đầu tư kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét cho nhà đầu tư được hưởng chính sách bù giá do trượt giá xây dựng như đối với các dự án đầu tư công; được hoàn thuế giá trị gia tăng. Các nhà đầu tư, nhà thầu đề nghị địa phương nỗ lực giải phóng, bàn giao dứt điểm mặt bằng cho dự án.
Về việc cấp mỏ VLXD, các nhà thầu đề nghị các bộ, ngành liên quan có hướng dẫn cụ thể trình tự xin cấp mỏ vật liệu theo quy định mới theo các Nghị quyết của Chính phủ; các địa phương hỗ trợ, cấp mỏ đủ trữ lượng, công suất khai thác và giúp đền bù giải phóng mặt bằng khai thác mỏ.
Sau khi kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình thực tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, nhất là địa phương phối hợp, rà soát lại công tác cấp mỏ, khai thác vật liệu, phục vụ dự án quan trọng này.
Các bộ, ngành, địa phương, các nhà thầu, chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu phải chủ trì phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi, khi có phát sinh phải xử lý dứt điểm; các bên phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong thực hiện dự án.
Đặc biệt, Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm theo pháp luật, việc tổ chức, cá nhân được cấp mỏ vật liệu xây dựng nhưng cấu kết găm hàng, nâng giá, gây ảnh hưởng tới tình hình triển khai các dự án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng lưu ý hiện tượng các gói thầu bị chia nhỏ làm tăng thủ tục, khó phối hợp, khớp nối trong thực hiện thi công; công tác tư vấn, thiết kế phải chấm dứt tình trạng manh mún, đảm bảo khách quan, minh bạch, tránh tiêu cực.
Thời gian qua, các công trình giao thông lớn đồng loạt khởi công, nhu cầu sử dụng vật liệu khối lượng lớn, thi công trong thời gian ngắn, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung vật liệu, giá tăng cao. Theo đó, giá VLXD tăng cao đã làm ảnh hưởng tới chi phí đầu tư, tiến độ thi công của nhiều dự án giao thông trọng điểm.
-
Công nghệ 4.0 len lỏi vào thị trường vật liệu xây dựng
Ngoài việc giúp các doanh nghiệp vật liệu xây dựng nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh, việc ứng dụng công nghệ 4.0 còn mở ra cơ hội cho người tiêu dùng có thể tìm kiếm, so sánh, đánh giá các vật liệu xây dựng một cách dễ dàng. Người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn và sở hữu các sản phẩm chất lượng tối ưu với giá cả phải chăng.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....