Nhiều người đã bị lừa mất tiền cọc khi tìm đến thuê phòng trong căn nhà 548/12 Điện Biên Phủ, phường 21, quận Bình Thạnh.
Lừa tiền cọc tinh vi
Bằng thông tin trên mạng và tờ rơi quảng cáo về phòng đẹp, giá chỉ từ 1,2 triệu đồng/tháng, có cả máy nước nóng, máy lạnh, gần các trường ĐH lớn, chủ nhà trọ và nhân viên đã dụ được nhiều người đến căn nhà trên.
Bạn NTH, sinh viên năm ba ĐH Hutech bị lừa mất 500.000 đồng tiền cọc kể: “Người dẫn đi coi phòng nói chỉ đóng tiền cọc một tháng, khi nào muốn đi thì được trả lại nên mình đồng ý đóng tiền để giữ phòng liền. Ngày hôm sau tới nhận phòng thì một phụ nữ khác tiếp mình. Người này đưa ra bản hợp đồng, trong đó yêu cầu đóng tiền thế chân tới hai tháng, cách hai tháng tính lại tiền phòng, hết hợp đồng phải sơn mới lại phòng. Họ đưa ra bản kê khai tài sản trong phòng gồm máy lạnh, máy nước nóng, lavabo… trị giá lên đến hơn 27 triệu đồng. Khi trả phòng, nếu có hao mòn trong quá trình sử dụng thì bồi thường 5%-10%. Mình yêu cầu gặp người dẫn đi coi phòng đã gặp hôm trước và đòi lại tiền cọc thì người này nói: “Đi tìm bà chủ mà đòi tiền”, biết không làm gì được nên mình đành rút lui”.
Cách đây ba tháng, bạn Huyền Như, quê Đồng Tháp đọc thấy tờ rơi cho thuê nhà nên gọi đến. Như kể: “Có một phụ nữ trẻ dắt tôi lên coi phòng. Phòng rất mới, lấy tiền nhà theo đầu người. Mấy ngày sau tôi tới làm hợp đồng thì người thanh niên khác đưa ra bản hợp đồng gồm những điều kiện vô lý chèn ép người đi thuê. Tôi thắc mắc thì họ bảo hợp đồng ở đây vậy đó. Thấy làm to chuyện không ổn nên tôi đành ra về”.
Dù không còn phòng trống nhưng người thanh niên (bịt mặt) vẫn dẫn người đến xem phòng vào ngày 14-11. Ảnh: N.HIỀN
Ở ghép với giá cắt cổ
Vì đã lỡ trả phòng cũ và không đáp ứng nổi bản hợp đồng ở nơi mới nên nhiều sinh viên đành chấp nhận ở ghép với giá cắt cổ theo gợi ý của chủ nhà.
Bạn Lê Phú Khánh, sinh viên năm hai ĐH Hutech, quê Cà Mau lỡ rơi vào tình cảnh trên vào đầu tháng 9-2014. Khánh cho biết chủ nhà trọ trên còn có văn phòng ở hai địa chỉ tại đường D3 và D5, phường 25, quận Bình Thạnh. Khánh kể: “Sau khi đặt tiền cọc thuê nhà ở đường D3, họ cũng đưa ra bản hợp đồng với những điều khoản vô lý. Khi mình không chịu thì họ gợi ý mình ở ghép ở địa chỉ 548/12 Điện Biên Phủ. Phòng đó đã có ba người ở trước đó rồi, mỗi người ở ghép mỗi giá, các bạn này cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như mình. Họ thường hay dọa khu vực này không an ninh, đầu đường con nghiện đứng đầy… để mình nản mà dời đi. Phòng mình đang có người ở mà ngày nào họ cũng dẫn người vào xem phòng và nói rằng phòng này 2-3 ngày nữa sẽ dọn đi. Ở hết một tháng thì mình dọn đi vì thấy quá bất tiện, chấp nhận bỏ tiền cọc luôn”.
Khi nghe chúng tôi nói đã đặt cọc tại căn nhà trên, bà V., chủ quán nước gần đó buông một câu: “Chết chắc rồi, bọn chúng lừa đảo và từng bị công an phường mời làm việc, ngày nào cũng có người bị mất cọc. Có lần tôi thấy người ta chở cả xe ba gác tới tính làm hợp đồng nhưng sau khi vào nhà thì thất thểu ra về. Nếu như họ hỏi dò chỗ tôi trước thì đâu đến nỗi”. Hỏi bà T., một người khác trong xóm, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự. Bà T. kể: “Chuyện cãi vã đòi tiền cọc diễn ra thường ngày. Ngày 1-9, cả xóm kéo đến yêu cầu nó chấm dứt việc lừa đảo thì ngày 2-9 chúng dời văn phòng qua chỗ khác rồi vẫn đều đều dẫn người đến đây coi phòng”.
Công an phường đã từng làm việc với chủ nhà Căn nhà 548/12 Điện Biên Phủ được bà L.T.Th. thuê lại để sử dụng làm nhà ở và văn phòng cho thuê, thời hạn thuê tính từ tháng 8-2014 đến tháng 8-2017. Căn nhà gồm có năm phòng, hiện bà Th. cho sinh viên thuê bốn phòng, còn một phòng bà Th. sử dụng. Khoảng giữa tháng 8 có bảy sinh viên đến công an phường tố cáo bà Th. lừa đảo để lấy tiền đặt cọc giữ phòng, mỗi sinh viên bị mất 300.000-500.000 đồng. Nghĩ đặt cọc rồi thì có thể chuyển đến ở nhưng khi đến thì bà Th. đưa ra hợp đồng kèm biên bản giao tài sản, liệt kê một loạt tài sản có giá trị hàng chục triệu đồng nên các em không đáp ứng nổi và bị mất tiền cọc, gây bức xúc cho cả người dân. Ngày 1-9, chúng tôi đã mời chủ nhà và bà Th. đến làm việc, phường cũng đã yêu cầu bà Th. viết cam kết khi cho sinh viên thuê phòng phải có thỏa thuận hợp lý cho sinh viên. Nếu sau ba tháng mà bà Th. vẫn lặp lại tình trạng này hoặc nhận được phản ánh của người dân thì chúng tôi sẽ yêu cầu bà chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở địa chỉ trên. Trung tá NGUYỄN VĂN CANG, Phó Trưởng Khi nhận được tin báo của các em sinh viên về việc bị mất tiền đặt cọc, tôi xuống tìm hiểu và chứng kiến có một em sinh viên đang ngồi giữa đống đồ trước cửa nhà tại địa chỉ trên giữa trời mưa tầm tã. Hỏi ra mới biết em bị bà Th. đưa bản hợp đồng với những điều kiện trên trời nên không dọn vào ở được. Theo thông tin tôi tìm hiểu thì bà Th. chuyên thuê nhà để cho thuê lại. Hiện bà Th. không còn ký hợp đồng trực tiếp ở địa chỉ này nữa mà đã chuyển qua phường 25, quận Bình Thạnh. Nếu bà Th. vẫn hoạt động theo hình thức không rõ ràng để đánh lừa người dân lấy tiền cọc thì chúng tôi sẽ phối hợp với Công an phường 25 để xử lý dứt điểm hình thức này. Đại úy MAI CÔNG MINH, |
-
Tác giả “Cha giàu cha nghèo” cảnh báo Airbnb có thể làm sụp đổ thị trường bất động sản
Tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu cha nghèo” Robert Kiyosaki lo lắng rằng sự suy thoái của thị trường cho thuê ngắn hạn, dẫn đầu bởi Airbnb, là tiền đề có thể làm sụp đổ ngành bất động sản Mỹ....
-
3 rủi ro phổ biến nhất khi cho thuê bất động sản
Dưới đây là 3 rủi ro khi cho thuê bất động sản mà mọi nhà đầu tư cần phải hiểu rõ và cách phòng tránh chúng.
-
6 lưu ý khi cho gia đình có trẻ nhỏ thuê nhà
Bên cạnh thiết kế cũng như những tiện ích mà bất động sản sở hữu, người thuê nhà sẽ rất chú trọng đến một yếu tố khác, đó là sự an toàn, đặc biệt là nếu đối tượng thuê là gia đình có trẻ nhỏ....