Cơ quan thống kê cho biết, ảnh hưởng của dịch Covid 19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào là 3 nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 3 giảm mạnh.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và bình quân quý 1/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020
Trong mức giảm 0,72% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 so với tháng trước có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất.
CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; CPI tháng 3/2020 tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2019.
Lạm phát cơ bản bình quân quý 1/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Tháng 3 cũng là thời điểm giá vàng trong trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới do các nhà đầu tư trong nước có xu hướng nắm giữ vàng trong thời điểm thị trường chứng khoán, bất động sản không ổn định. Chỉ số giá vàng tháng 3/2020 tăng 3,87% so với tháng trước và tăng 25,31% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2020 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 0,17% so với cùng kỳ năm 2019.
-
CPI tháng 4 tăng 0,07%
Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.
-
Giá xăng, giá gạo, giá thuê nhà đẩy CPI tháng 8 tăng 0,88%
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.
-
CPI tháng 7/2023 tăng 0,45%
Giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê....