Công ty bất động sản toàn cầu JLL cho biết nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giá ở hầu hết thị trường châu Á là do tác động trực tiếp từ đại dịch Covid-19, chẳng hạn như gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu lao động, nguồn cung nguyên liệu có sẵn và chí phí nguyên vật liệu tăng.
Martin Hinge, người đứng đầu mảng phát triển dự án tại châu Á của JLL chia sẻ: “Các quốc gia châu Á đối mặt với nhiều vấn đề khi cố gắng mở cửa trở lại sau thời gian dài thực hiện giãn cách vì đại dịch. Chúng tôi nhận thấy giá đồ đạc văn phòng tăng đáng kể, đặc biệt ở các thành phố phụ thuộc nhiều vào người lao động nước ngoài và nguyên vật liệu nhập khẩu”.
Nghiên cứu cho thấy chi phí trang thiết bị khác nhau giữa các thị trường. Tại Tokyo, thị trường đắt đỏ bậc nhất châu Á, chi phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị văn phòng trung bình khoảng 1.900 USD/m2. Trong khi đó, tại các thành phố ở Ấn Độ, mức giá trung bình chỉ rơi vào khoảng gần 700 USD/m2. Trong vòng 12 tháng tới, JLL dự đoán rằng việc lắp đặt một văn phòng có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn, đặc biệt ở một số thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.
Hinge nói thêm: “Với các vấn đề phát sinh từ đại dịch Covid-19 cũng như việc phải tìm kiếm các vật liệu thay thế, giá đồ đạc văn phòng trong khu vực nhiều khả năng vẫn tăng. Tuy nhiên, có một số tín hiệu tích cực khi tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh và nhiều quốc gia bắt đầu mở cửa lĩnh vực du lịch. Điều này có thể giảm bớt tình trạng thiếu hụt nhân lực ở một số quốc gia nhất định”.
Tính bền vững sẽ định hình tương lai của thiết kế văn phòng
Bất chấp chi phí tăng cao, thiết kế văn phòng sẽ tiếp tục là đặc điểm nổi bật trong chương trình nghị sự của nhiều công ty trong năm tới. Theo báo cáo, 3 nhóm thiết bị hàng đầu trong một văn phòng mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp muốn đẩy mạnh đầu tư trong năm 2022 là công nghệ và công cụ nghe nhìn, cảm biến và máy lọc không khí, cũng như các tính năng bền vững.
“Việc xây dựng văn phòng một cách bền vững sẽ tạo ra giá trị cho các công ty. Điều này không những giúp họ giảm bớt chi phí hoạt động mà còn còn có thể tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thuận lợi hơn, qua đó nắm ưu thế trong cuộc chiến tuyển dụng nhân sự”, ông Hinge cho biết.
“Khi xu hướng cho ngành văn phòng hiện nay là một nơi làm việc lý tưởng, các công ty đang bắt tay vào quá trình tạo ra những trải nghiệm mới, kết hợp với công nghệ thực tế ảo, để đem tới những quá trình liền mạch cho các nhân viên. Chúng tôi kỳ vọng vào một sự cam kết lâu dài của các công ty cho tính bền vững khi hướng đến sự phát triển liên tục của lĩnh vực văn phòng, qua đó giúp nâng cao trải nghiệm tổng thể của nhân viên”, lãnh đạo JLL nhấn mạnh.
-
Thị trường bất động sản châu Á có thể kết thúc năm 2021 với tổng giá trị khối lượng đầu tư kỷ lục
Trong quý III, tổng khối lượng đầu tư bất động sản tại châu Á – Thái Bình Dương có thể tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 32 tỷ USD.
-
Dự đoán thị trường bất động sản toàn cầu năm 2022
Năm 2021 sắp khép lại, và giờ là thời điểm phù hợp để cùng đưa ra những dự đoán về thị trường bất động sản toàn cầu năm 2022, theo Forbes.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.