Theo báo Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư tuyến tàu điện ngầm (metro) kết nối TP.HCM từ nhà ga đường sắt Suối Tiên đến Bình Dương.
Trước đó, theo thông tin từ báo chí, việc mở rộng tuyến metro số 1 từ Suối Tiên đến Bình Dương đang được các cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản nghiên cứu. Theo đề xuất, tuyến metro sẽ kéo dài khoảng 30 km, với tổng kinh phí dự kiến hơn 51.700 tỷ đồng. Điểm cuối của tuyến sẽ kết nối với nhà ga tại vòng xoay 7 ha, thuộc tỉnh Bình Dương.
Hướng tuyến dự kiến bắt đầu từ ga Suối Tiên, đi dọc theo Quốc lộ 1, sau đó rẽ trái qua ga Bình Thắng (ga S0) trước nút giao Tân Vạn. Từ đây, tuyến sẽ chia thành hai nhánh:
Nhánh Bình Dương: Xây dựng trên cao, đi qua nút giao Bình Chuẩn, đến Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương, bao gồm các thành phố Bến Cát, Tân Uyên và Thủ Dầu Một.
Nhánh Đồng Nai: Dài 18,3 km, đi trên cao đến các điểm như ngã ba Vũng Tàu, Chợ Sặt, khu vực xã Hố Nai 3 và Trảng Bom.
Việc nghiên cứu và đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM với Bình Dương và Đồng Nai phù hợp với quy hoạch giao thông của các địa phương, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Các dự án này được đề xuất ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024-2035.
Để triển khai dự án, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã đề xuất thành lập tổ công tác chung với sự tham gia của lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, cùng các sở ban ngành liên quan, nhằm phối hợp và hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án.
Việc mở rộng tuyến metro số 1 không chỉ giúp cải thiện hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng Đông Nam Bộ.
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chính thức vận hành từ ngày 22/12/2024. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM được khai thác.
Metro số 1 có khoảng 2,6km đi ngầm với 3 nhà ga ngầm (Bến Thành, Nhà hát TP.HCM, Ba Son) và hơn 17,1km đi trên cao với 11 nhà ga (Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu công nghệ cao, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông mới).
Tổng vốn đầu tư của dự án là 43.700 tỷ đồng. Sau khi vận hành, metro số 1 góp phần giảm tải áp lực giao thông từ khu vực phía Đông đến trung tâm thành phố. Dự án này cũng đóng góp giúp hình thành các chuỗi đô thị, dự án bất động sản dọc hai bên tuyến.
-
TP.HCM dự chi 40 tỷ USD xây dựng 355km metro trong 10 năm tới
Ngoài tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sắp vận hành, tuyến số 2 đang triển khai, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ hoàn thành 355km metro. Để thực hiện mục tiêu này, thành phố cần số vốn đầu tư lên đến 40 tỷ USD.








-
Đường Võ Văn Kiệt dự kiến nối dài thêm 14,6km, xây dựng 6 cầu vượt sông
Ngày 16/5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai dự án nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt thêm 14,6km, bắt đầu từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Long An. Đây là dự án hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ph...
-
Sẽ áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp cho cao tốc TP.HCM – Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4279/VPCP-CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất của VEC về việc triển kha...
-
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được: “Chiếc áo” cho doanh nghiệp nhà nước đã chật
Theo đồng chí Nguyễn Văn Được, “chiếc áo” của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đã chật chội, nhiều tầng nấc, khó quản lý. Vì vậy, cần thay "áo mới” tái cơ cấu để mở không gian phát triển mới, chống lãng phí, trong đó nghiên cứu các mô hình hoạt động...