Chiều 10/12, tại kỳ họp cuối năm HĐND TP.HCM, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm thay mặt UBND TP trình HĐND các nội dung thuộc đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM (đề án metro), theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị, theo báo Giao thông.
Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu từ nay đến năm 2035 sẽ xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị (từ tuyến số 1 đến số 7) với tổng chiều dài khoảng 355km.
Giai đoạn 10 năm tiếp theo, hệ thống metro sẽ được đầu tư thêm 155km, nâng tổng chiều dài metro lên 510km. Với mục tiêu này, trong 20 năm tới, mạng lưới đường sắt đô thị của TP.HCM sẽ tăng gấp 25 lần so với tuyến metro số 1(Bến Thành - Suối Tiên) sau hơn 10 năm khởi công.
Với quy mô mới này, TP.HCM cũng điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 40 tỷ USD từ nay đến 2035 (tăng 3 tỷ USD). Tổng nhu cầu vốn cho từng giai đoạn trên lần lượt khoảng 40 tỷ USD và gần 27 tỷ USD. Thời gian hoàn thành toàn bộ mạng lưới theo quy hoạch 510km được rút ngắn vào năm 2045, thay vì đến năm 2060 như trước.
Để thực hiện đề án đột phá này, TP kiến nghị 43 cơ chế thuộc 6 nhóm chính, bao gồm: Quy hoạch; chính sách huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục, thẩm quyền triển khai; giải phóng mặt bằng; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ; quản lý, khai thác...
Về phương án nguồn vốn, đề án xác định đầu tư công là chủ đạo với kế hoạch dự kiến huy động từ nhiều nguồn, như tăng thu ngân sách Trung ương, thành phố được giữ lại; phát triển TOD; phát hành trái phiếu địa phương...
Ngoài ra, trong quá trình triển khai, thành phố tiếp tục nghiên cứu, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia các dự án metro.
Về kế hoạch triển khai thực hiện, ông Lâm cho biết, từ nay đến giai đoạn 2025-2027 sẽ chuẩn bị đầu tư. Năm 2027-2028 triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng và khởi công công trình.
Hiện nay, TP.HCM đang triển khai xây dựng hai dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên và metro số 2 Bến Thành – Tham Lương.
Trong đó, metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn đầu tư 43.700 tỉ đồng dự kiến sẽ khai thác thương mại trong năm nay. Còn metro Bến Thành – Tham Luong vốn đầu tư gần 48.000 tỉ đồng dự kiến sẽ khởi công trong năm 205.
Trước đó, để kêu gọi nguồn lực thực hiện các dự án metro, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố sẽ phát hành trái phiếu đường sắt đô thị và kêu gọi người dân tham gia mua ủng hộ, cùng đóng góp kinh phí triển khai dự án.
Cơ quan chức năng sẽ tính toán kỹ lưỡng để khai thác hiệu quả quỹ đất dọc tuyến metro, kết hợp với tác động tích cực của dự án lên kinh tế, xã hội nhằm mang lại nguồn kinh phí tốt, trả lại lợi ích cho người dân.
-
TP.HCM vừa công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí phát triển theo mô hình TOD - quy hoạch đô thị quanh metro và vành đai với mục tiêu tối ưu hóa sử dụng đất và phát triển giao thông công cộng. Đây là bước đi đón đầu xu thế của các đô thị hiện đại trên thế giới mà còn hứa hẹn thay đổi diện mạo thị trường bất động sản.








-
Pháp lý vững chắc, tài sản vững bền tại Sei Harmony
Trong bối cảnh thị trường đang tìm kiếm sự an toàn và minh bạch, Sei Harmony nổi lên như một điểm sáng với lợi thế pháp lý hoàn chỉnh. Sở hữu sổ đỏ riêng từng căn, khu nhà phố compound Sei Harmony không chỉ mang đến chốn an cư lý tưởng mà còn là kênh...
-
Địa chỉ 178 trụ sở công an phường, xã, đặc khu và đồn Công an ở TP.HCM mới
Công an TP.HCM thông báo trụ sở 167 công an cấp xã, 1 đặc khu, 10 đồn Công an trực thuộc và 49 điểm thu nhận hồ sơ cấp Căn cước trên địa bàn.
-
Cận cảnh tuyến cao tốc “huyết mạch” kết nối TP.HCM với miền Tây sắp được mở rộng lên 6 - 8 làn xe
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là một trong những trục giao thông quan trọng kết nối TP.HCM với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việc mở rộng tuyến cao tốc này không chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng mà còn tạo ra cú hích lớn cho...