Cơ quan xếp hạng này cho biết, hai nhà phát triển lớn là China Evergrande Group và Cifi Holdings vẫn đang đàm phán với các chủ nợ nước ngoài. Trong khi đó, Fantasia Holdings Group và Sunac China đã nhận được sự hỗ trợ từ các trái chủ đối với 76% và 85% khoản nợ nước ngoài, nhưng cả hai đều chưa thể hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu nợ.
Theo các nhà phân tích của Moody’s: “Nhiều nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã vỡ nợ kể từ khi ngành này suy thoái vào giữa năm 2021. Tuy nhiên, họ đạt được rất ít bước tiến trong việc tái cơ cấu nợ suốt 12 đến 18 tháng qua”. Họ ước tính rằng chưa đến 20% các nhà phát triển vỡ nợ trái phiếu nước ngoài đã công bố được kế hoạch tái cơ cấu nợ.
Moody’s cho biết thêm: “Chúng tôi cho rằng tỷ lệ thu hồi nợ đối với trái phiếu nước ngoài của hầu hết các nhà phát triển này sẽ thấp do định giá tài sản giảm và việc họ đã sử dụng đòn bẩy quá cao”.
Các nhà phân tích cũng cho biết các trái chủ có thể chịu nhiều tổn thất hơn trong khi chờ đợi các nhà phát triển công bố kế hoạch tái cơ cấu, vì giá trị tài sản của các công ty này có khả năng tiếp tục giảm theo thời gian.
Họ cho biết: “Các khoản lỗ, tùy thuộc vào các điều khoản của kế hoạch trên, có thể ở dạng cắt giảm tiền vốn, thanh toán bằng hiện vật, gia hạn thời gian đáo hạn hoặc hoán đổi vốn cổ phần”, Moody’s dự báo. “Tất cả những phương thức này đều làm xói mòn giá trị kinh tế của các khoản đầu tư ban đầu”.
Ngay cả khi các nhà phát triển nợ nần chồng chất này có thể cùng nhau lập ra một kế hoạch và triển khai kế hoạch đó, Moody's cho rằng họ vẫn sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc duy trì hoạt động trong tương lai. Nguyên nhân là họ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính mới và phải trả chi phí đi vay cao hơn cho việc này.
Gói giải cứu của Bắc Kinh nhằm giảm bớt khủng hoảng thanh khoản của các nhà phát triển cho đến nay mới chỉ đưa ra sự trợ giúp có chọn lọc. Các ngân hàng trong nước vẫn rất miễn cưỡng khi mở rộng tín dụng cho các nhà phát triển vỡ nợ. Họ cũng ưu tiên các nhà xây dựng thuộc sở hữu nhà nước và các công ty tư nhân chưa có lịch sử vỡ nợ.
Sự phục hồi yếu ở về doanh số bán hàng theo hợp đồng, yếu tố quan trọng để tạo ra dòng tiền bền vững cho việc trả nợ trong tương lai, cũng làm tăng thêm khó khăn cho các nhà phát triển vỡ nợ. Người mua nhà đang tránh các nhà phát triển này do lo ngại về khả năng họ có thể hoàn thành dự án.
“Các nhà phát triển vỡ nợ cũng có thể thiếu tài sản thế chấp cho các khoản vay ngân hàng”, Moody’s cho biết thêm. Các công ty quản lý tài sản cũng không dễ cung cấp tài chính dự án cho các nhà phát triển vỡ nợ, vì họ cũng đã có rủi ro tín dụng cao đối với lĩnh vực bất động sản.
Các nhà phân tích của Moody’s cho biết: “Việc hạn chế tiếp cận nguồn vốn mới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động và nỗ lực của các nhà phát triển để đầu tư và chuyển đổi sang các mô hình kinh doanh thay thế”.
-
Suy thoái bất động sản Trung Quốc là gốc rễ của bất ổn kinh tế
Chris Beddor, Phó giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại tổ chức Gavekal Dragonomics, cho biết: “Không phải là cường điệu khi nói rằng bất động sản đang gây nguy hiểm cho toàn bộ quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc”.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.