Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đã có buổi làm việc với Công ty TNHH MTV EDP Renewables Việt Nam (EDPR) về việc tìm hiểu cơ hội đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh này.
Công ty EDP Renewables Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo tại tỉnh Quảng Trị
Taị buổi làm việc, lãnh đạo Công ty EDP Renewables Việt Nam bày tỏ mong muốn nghiên cứu, khảo sát tiềm năng về mức độ bức xạ và tốc độ gió tại Quảng Trị. Qua đó, triển khai các dự án điện gió trên bờ và điện mặt trời với quy mô công suất 1 dự án trên 50 MW.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng mong muốn được lãnh đạo tỉnh Quảng Trị hỗ trợ kết nối với các khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh để liên kết với các nhà máy sản xuất, công ty FDI, các đơn vị hành chính sự nghiệp có nhu cầu mua điện trực tiếp từ hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.
Cụ thể, hình thức đầu tư là Công ty EDP Renewables Việt Nam sẽ đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái của các khu công nghiệp, nhà máy, đơn vị hành chính. Đồng thời, sẽ chi trả các chi phí vận hành sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời trong suốt vòng đời dự án.
Doanh nghiệp này cho biết, các dự án đầu tư sẽ thúc đẩy quá trình dịch chuyển năng lượng tại Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng, góp phần đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng sạch của miền Trung.
Đồng thời, tăng thêm nguồn vốn FDI tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho lao động địa phương, đảm bảo thêm nguồn cung cấp điện cho các khu công nghiệp, nhà máy, đơn vị hành chính sự nghiệp với giá cạnh tranh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đánh giá cao năng lực Công ty EDP Renewables Việt Nam, đồng thời ghi nhận các đề xuất của doanh nghiệp và giao các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh.
Ông Nam cho rằng, Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng xanh, đồng thời đã xây dựng chiến lược nhằm xây dựng địa phương trở thành trung tâm năng lượng sạch của miền Trung.
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 19 dự án điện gió đã vận hành thương mại với công suất hơn 710 MW; 12 dự án được chấp thuận đầu tư, đang được triển khai, với công suất 500 MW.
Bên cạnh đó, 1 số nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư điện gió ngoài khơi, với 3 dự án, công suất 2.600 MW. Đối với điện mặt trời, có 3 nhà máy với công suất 119 MW và điện mặt trời mái nhà là 90 MW đã vận hành thương mại, đồng thời quy hoạch 22 dự án điện mặt trời với công suất 1.600 MW.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị giao các sở ban ngành liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn, đồng hành để Công ty EDP Renewables Việt Nam nghiên cứu các dự án và thực hiện các thủ tục tiếp theo đúng quy định.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH MTV EDP Renewables Việt Nam được thành lập vào tháng 10/2020, là đơn vị thành viên của Tập đoàn EDP. Tập đoàn này hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại 64 quốc gia trên thế giới, bao gồm một hệ thống tích hợp từ sản xuất, truyền tải, cung cấp và quản lý năng lượng tới khách hàng với tổng vốn đầu tư 5,2 tỷ USD.
Từ năm 2019, Tập đoàn EDP có mặt tại Việt Nam với các dự án điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh phía Nam. Tổng công suất của các dự án này đạt 500 MW với mức đầu tư lên đến 500 triệu USD.
-
Tại Việt Nam, Pacifico Energy hiện là nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất của Mỹ với dự án điện mặt trời Mũi Né công suất 40 MW ở Bình Thuận và dự án điện gió Sunpro 30 MW ở Bến Tre.
-
Những dự án điện gió, điện mặt trời nào không nộp hồ sơ bán điện?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết 1/8 cho thấy, còn 11 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 734,7 MW chưa gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (trực thuộc EVN) để đàm phán giá điện.








-
Sắp có nhà máy điện linh hoạt thay thế nhà máy nhiệt điện 51 năm tuổi tại Ninh Bình
Dự án nhà máy điện linh hoạt Ninh Bình có công suất là 300MW, được xây dựng trên tổng diện tích 73ha tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
-
Lộ diện địa điểm Tập đoàn Hàn Quốc “chấm” để đề xuất đầu tư 3 dự án điện LNG tại Việt Nam
Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mong muốn được hợp tác phát triển các nhà máy điện LNG tại Việt Nam, đặc biệt tại các địa phương như Nghệ An và Thanh Hóa.
-
Bản Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII vừa được Chính phủ phê duyệt có gì đáng chú ý?
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được duyệt đặt mục tiêu sản lượng điện tăng gấp đôi vào năm 2030, tỷ lệ điện tái tạo chiếm 28 - 36%.