Số liệu cập nhật từ EVN cho biết, hiện đã có 74/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.999,86 MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện. Trong đó, có 62 dự án với tổng công suất 3.399,41 MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21 của Bộ Công thương).
Đến nay, EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện với 59/62 dự án. Bộ Công thương cũng đã phê duyệt giá tạm cho 58 dự án trong số này với tổng công suất 3.181,41 MW.
Tính tới ngày 1/8, còn 11/85 dự án năng lượng tái tạo chưa gửi hồ sơ đàm phán giá điện
Trong số các nhà máy đã được phê duyệt giá tạm, có 17 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 859,52 MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới. Như vậy, vẫn còn 11 dự án với tổng công suất 734,70 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.
Theo danh sách công bố cập nhật chi tiết về tình hình thực hiện thủ tục của 85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp của EVN, 11 dự án/phần dự án mà các chủ đầu tư chưa gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện bao gồm: điện gió khu du lịch Khai Long (Cà Mau, giai đoạn 1); điện gió Hòa Thắng 1.2; điện gió Cà Mau 1A, 1B, 1C và 1D; điện gió số 18 - Sóc Trăng; điện gió Hòa Thắng 2.2; điện gió Lig Hướng Hóa 2; điện gió Xanh Sông Cầu giai đoạn 1; điện mặt trời Ngọc Lặc.
Đại diện EVN cho biết, sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 21/7 đạt khoảng 211,7 triệu kWh. Trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.
Bên cạnh đó, hiện đã có 21 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 30 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 38 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
-
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên nói gì về tình trạng “núp bóng” trang trại làm điện mặt trời?
Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 21 trang trại có đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, hạng mục này không nằm trong chủ trương đầu tư được phê duyệt, nhưng lại là hạng mục chính của trang trại.
-
Lâm Đồng chỉ đạo xử lý các dự án điện mặt trời “ký sinh” trong khu công nghiệp
UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Công ty Điện lực Lâm Đồng tạm dừng mua điện mặt trời đối với các trường hợp chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.






-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....
-
Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa
Hệ thống gồm 48 tấm pin quang điện, mỗi tấm có công suất 385W, được lắp dọc theo đường ray, với tổng công suất đạt 18kW. Theo kế hoạch, nhà máy điện mặt trời này sẽ sản xuất khoảng 16MWh điện mỗi năm....
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương lưu ý các địa phương khi lựa chọn nhà đầu tư dự án điện
Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các địa phương, đơn vị lựa chọn nhà đầu tư dự án điện đủ năng lực, cả về kỹ thuật lẫn tài chính. Đồng thời bám sát tiến độ dự án và kiên quyết thay thế những dự án chậm tiến độ với tinh thần đảm bảo nguồn và lưới điện...