Vợ chồng chị Linh (quê gốc Nam Định) lên Hà Nội lập nghiệp năm 2013. Chị xin vào làm nhân viên văn phòng với mức lương 7 triệu đồng/tháng, còn chồng làm việc tại một ngân hàng tư nhân với thu nhập 8 triệu đồng.
Ban đầu, hai vợ chồng chưa sinh con nên khoản thu nhập hàng tháng vẫn dư dả dù ở nhà thuê.
Chị Linh chia sẻ: “Những ngày đầu lên Hà Nội, hai vợ chồng cũng hoang mang vì chi phí sinh hoạt quá đắt đỏ.
Cưới xong, trừ hết tiền cỗ bàn, vợ chồng mình chỉ còn đúng 20 triệu đồng tiền mặt với vài chỉ vàng bố mẹ hai bên cho. Thời điểm đó, mình chỉ dám thuê phòng trọ nhỏ 2,5 triệu đồng/tháng để ở tạm", chị Linh nói.
Mong muốn mua được nhà Hà Nội nên ngay tư khi kết hôn, vợ chồng chị Linh đã lên hoạch chi tiêu cụ thể cho từng khoản trong tháng và tiết kiệm hết mức có thể.
Mỗi tháng, tiền sinh hoạt phí được chị Linh giới hạn trong khoảng 8 triệu đồng (lương của một người) bao gồm: trả tiền phòng trọ, tiền ăn hàng ngày, xăng xe.... của 2 vợ chồng, còn 7 triệu đồng còn lại để dành vào sổ tiết kiệm.
Tháng nào chi tiêu sinh hoạt không hết, chị Liên lại dành dụm bỏ ống "nuôi" lợn đất. Những khoản tiền dù nhỏ nhất như: đi chợ còn thừa hay vài nghìn lẻ chồng chị đi uống trà đá còn thừa cũng được giữ lại “nuôi” lợn đất.
Đến cuối năm 2014, chị Linh sinh đôi hai bé gái nên hai vợ chồng càng phải thắt chặt chi tiêu hơn nữa.
Ngoài những khoản tiền cố định như tiền nhà 2,5 triệu đồng, tiền ăn uống, xăng xe..., mỗi tháng vợ chồng chị phải bỏ thêm 3 triệu đồng tiền bỉm sữa, thức ăn cho con. Nếu như trước đó, anh chị tiết kiệm được khoảng 7 triệu đồng/tháng thì nay tằn tiện lắm cũng chỉ giữ lại được 3-4 triệu đồng.
Chị Linh lên kế hoạch “nuôi” lợn đất để tiết kiệm những khoản tiền nhỏ lẻ trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong 6 tháng ở cữ, chị Linh được trợ cấp 25 triệu đồng tiền thai sản. Chị tính toán chi tiêu trong khoản đó, còn lương của chồng thì để tiết kiệm được 48 triệu đồng. Thêm tiền mừng của bạn bè, họ hàng cho được 20 triệu đồng chị dồn lại mua vàng tích trữ.
Năm 2015, lương hai vợ chồng chị Linh tăng thêm 4 triệu đồng, đủ để chi trả tiền gửi trông trẻ. Nhưng vì có con nhỏ mà sống cảnh ở trọ rất bất tiện nên hai vợ chồng động viên nhau cố gắng “cày cuốc” để mua đất xây nhà.
Ngoài khoản tiết kiệm để dành mỗi tháng từ thu nhập của cả hai, anh chị còn chắt bóp từng đồng tiền lẻ hàng ngày rồi “nuôi lợn đất" tiết kiệm. Cứ 6 tháng “mổ lợn” 1 lần, tưởng ít mà mỗi lần cặp đôi cũng thu được từ 4-5 triệu đồng dồn vào sổ tiết kiệm.
Với khả năng tài chính đó, vợ chồng chị Linh quyết định chọn mua một mảnh đất Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20 km. Mảnh đất rộng 40m2 nằm sâu trong làng với giá 12 triệu đồng/m2, tổng giá trị vào khoảng 480 triệu đồng.
Lúc mua, dồn hết sổ tiết kiệm, bán vàng cưới, vàng tiết kiệm mới được 400 triệu đồng, vợ chồng chị vay thêm người thân 80 triệu đồng để thanh toán.
Mua đất xong hết sạch tiền, vợ chồng chị Linh tính để không đó, khi nào có tiền sẽ xây nhà cấp 4 còn trước mắt phải lo tiết kiệm trả khoản nợ 80 triệu đồng.
Nhưng may mắn là 2 năm sau, chỗ đất vợ chồng chị mua có đường mới mở qua nên giá đất tăng gần như gấp đôi. Tháng 5/2019, anh chị quyết định bán đất với giá 22 triệu đồng/m2, thu lãi được 880 triệu đồng.
Với khoản tiền này, vợ chồng chị mạnh dạn tính mua 1 căn chung cư để có chỗ ở, thoát cảnh nhà trọ. Tuy nhiên, các dự án trong trung tâm khá đắt đỏ nên cặp đôi tìm kiếm căn hộ ở một dự án thuộc quận Bắc Từ Liêm. Để tiết kiệm nhất có thể, chị Linh không mua qua môi giới mà tìm hiểu trên mạng rồi đến xem nhà trực tiếp.
Căn chung cư nhỏ mà vợ chồng chị Linh “tậu” được sau nhiều năm “nuôi” lợn đất và tiết kiệm.
Đầu tháng 12/ 2019, cặp vợ chồng quyết định xuống tiền mua căn chung cư rộng 60m2 ở Nhổn với giá 830 triệu đồng. Tuy vị trí căn nhà hơi xa trung tâm nhưng bù lại có nhà riêng, vợ chồng con cái sinh hoạt thoải mái nên anh chị cũng thấy hài lòng.
Nhờ có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể và tiết kiệm nên dù thu nhập hàng tháng không quá cao song cặp vợ chồng này vẫn để dành tiền và được nhà Hà Nội.
"Hiện tại vợ chồng tôi vẫn duy trì kế hoạch "thắt lưng buộc bụng như cũ". Hy vọng vài năm nữa, khi con lớn có thể đổi sang một căn hộ rộng rãi, gần trung tâm hơn", chị Linh nói.
-
4 bí quyết để mua nhà ở độ tuổi 20
Mua nhà là một quyết định quan trọng về mặt tài chính. Theo Realtor.com, 4/5 thành viên của Thế hệ Z (bao gồm những người trẻ sinh sau năm 1997) chắc chắn muốn sở hữu ngôi nhà của họ. Và họ có khả năng tiết kiệm hoặc dự định tiết kiệm để mua nhà vào năm 25 tuổi cao gấp đôi so với các thế hệ khác.
-
Thấy chung cư tăng giá, vội bán nhanh để kiếm lời, 9X Thanh Hoá nhận cái kết đắng
Thời gian gần đây, nguồn cung khan hiếm kéo dài khiến giá chung cư Hà Nội được đẩy cao bất thường. Thậm chí, nhiều căn chung cư cũ tăng gấp đôi gấp ba lần thời điểm mua. Trước tình hình này, nhiều người nhanh chóng chớp cơ hội bán nhanh để kiếm lời, ...
-
Vợ chồng 9X nhận nhiều bài học nhớ đời khi không có kinh nghiệm vẫn thích đi "buôn" đất
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng vợ chồng chị Nguyễn Hằng (1990, Hà Nam) đã đúc kết được nhiều bài học “xương máu” sau 3 lần mua đất.
-
Bài học nhớ đời khi mua dự án chậm tiến độ
Trước khi có được căn hộ hiện tại, vợ chồng chị Nguyễn Hương (34 tuổi, Thanh Hóa) phải trải qua hai lần mua nhà với bài học nhớ đời.