Mới đây, giám đốc điều hành của công ty bất động sản toàn cầu CBRE, Bob Sulentic đã cho biết rằng ông hy vọng lĩnh vực văn phòng sẽ quay trở lại sau đại dịch Covid-19.
“Bạn sẽ thấy một kịch bản kết hợp. Chúng tôi nghĩ rằng hậu đại dịch Covid-19, sẽ có khoảng 80% công suất văn phòng được sử dụng lại. Lĩnh vực văn phòng sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp giờ đây sẽ kết hợp giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng để tạo ra sự linh hoạt. Đó là điều chắc chắn”, ông Bob Sulentic phát biểu trên chương trình “Power Lunch” của kênh CNBC.
Tương lai của ngành văn phòng là vấn đề được rất nhiều chuyên gia quan tâm trong thời gian vừa qua, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 gần như đã thay đổi cấu trúc của lĩnh vực này. Một số ngân hàng tại phố Wall mới đây đã cho phép nhân viên quay trở lại làm việc tại văn phòng, nhưng tỷ lệ là tương đối thấp. Trong khi đó, hầu hết những công ty công nghệ đều tạo điều kiện để nhân viên có thể làm việc tại nhà trong thời gian dài. Thậm chí, một số công ty như Twitter còn cho phép nhân viên làm việc tại bất cứ đâu mà họ muốn vĩnh viễn.
Theo các chuyên gia, việc sản xuất vắc-xin phòng chống Covid-19 là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng phục hồi của lĩnh vực văn phòng. “Chúng tôi nghĩ rằng vào nửa cuối năm 2021, bạn sẽ thấy nhiều hoạt động hơn trong các tòa nhà văn phòng”, ông Sulentic, người đứng đầu công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại lớn nhất trên thế giới nói thêm.
Ông Sulentic cũng đưa ra dự đoán vào đầu năm 2022, các lĩnh vực khác như khách sạn hay bán lẻ mới có khả năng phục hồi trở lại. “Đây là một câu chuyện phức tạp. Mọi thứ có thể thay đổi liên tục vì Covid-19”, ông Sulentic chia sẻ.
Trong khi đó, logistics đang trở thành xu hướng mới cho lĩnh vực bất động sản và chiếm được thế mạnh trên thị trường. Thương mại điện tử và điện toán đám mây đã phát triển mạnh mẽ trong năm 2020, qua đó trở thành động lực cho ngành logistics. “Các kho bãi đã hoạt động hết công suất trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát. Bên cạnh đó, sự phát triển của điện toán đám mây cũng trở thành động lực thúc đẩy các trung tâm dữ liệu”, ông Sulentic nói thêm.
Một trong những lý do khiến giá cổ phiếu của CBRE vẫn tăng lên bất chấp những khó khăn trong năm 2020 đến từ việc họ đã tiếp cận với nhiều phân khúc khác nhau của lĩnh vực bất động sản. “Nguồn thu nhập của chúng tôi linh hoạt hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Đó là cách giúp giá cổ phiếu của chúng tôi vẫn được giữ ở mức ổn định”, ông nói.
-
Từ khóa bất động sản cho năm 2021: “Xanh hóa” và “15 phút”
CafeLand - Đại dịch đã là một lời cảnh tỉnh cho cả nhà phát triển và khách hàng trong tương lai trong việc đánh giá thứ tự ưu tiên khi họ lựa chọn việc xây dựng hoặc thuê/mua một căn nhà.
-
Tương lai nào cho xu hướng làm việc từ xa?
CafeLand - Năm 2020 là một năm đặc biệt với thị trường bất động sản. Giờ đây là lúc các chuyên gia đưa ra dự đoán về tương lai của các xu hướng mới xuất hiện trong năm nay.
-
Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số giá cả bất động sản toàn cầu trong quý 3
CafeLand - Mới đây, công ty tư vấn tài chính Knight Frank đã công bố bảng dữ liệu về thị trường bất động sản toàn cầu trong quý 3/2020.
-
Giá thuê văn phòng TP.HCM dự báo tăng mạnh trong năm 2025
Năm 2025, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận thêm 165.000 m2 nguồn cung mới từ hai dự án ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tăng trưởng giá thuê dự báo tăng mạnh 5% trong năm 2025.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.