Hoàng Nam vốn là một lập trình viên cho một công ty game với mức lương kha khá, nên mỗi tháng anh đều gửi về cho bố mẹ hơn chục triệu để gửi tiết kiệm.
Nhưng hiện tại, thu nhập kiếm được từ công việc chính không đủ để trả lãi, nên buộc phải xin làm bảo vệ tại một khách sạn. Mỗi ngày, sau khi tan làm tại công ty game khoảng 6 giờ tối, anh nghỉ ngơi đến 9 giờ tối rồi chạy đến khách sạn làm cho đến 6 giờ sáng hôm sau.
Chuyện bắt đầu vào đầu năm 2022, thấy bạn bè rần rần đầu tư đất, Hoàng Nam gọi điện về cho bố mẹ rút 800 triệu đồng tiền tiết kiệm, rồi vay mượn thêm bạn bè và vay thêm ngân hàng 500 triệu đồng để mua một mảnh đất 300m2 có giá hơn 2 tỉ đồng.
Thời điểm đó, thông tin các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè có lộ trình lên thành phố nên nhà đầu tư đổ xô săn đất khiến giá đất tại đây tăng vọt.
Bản thân Hoàng Nam không có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư bất động sản, nhưng nghe lời bạn anh cũng “lướt sóng” vài tháng để kiếm lời. Tuy nhiên, từ đó cho tới nay thị trường bất động sản đột ngột chững lại và gần như đóng băng nên vẫn chưa thể bán được. Ban đầu anh định bán mảnh đất đó với giá 2,3 tỉ đồng, nhưng sau hạ xuống 2 tỉ rồi xuống 1,7 tỉ vẫn không có người đến mua.
Cũng lâm cảnh "sống dở, chết dở" vì đất, anh Nguyễn Việt Vị (Bình Thuận) cho biết đầu năm 2020 có mua hai lô đất ở huyện Hàm Tân với giá hơn 3 tỉ đồng, trong đó có 2 tỉ đồng là vay ngân hàng và bạn bè. Tuy nhiên, đến nay, cả hai lô đất của anh đều chưa bán được dù giá đã 'cắt lỗ" gần như một nửa.
Để đủ tiền trả nợ, ngoài công việc hành chính, anh Vị bán thêm trà đá vào buổi tối. “Bán cắt lỗ nhiều cũng không được mà giữ chờ thị trường ấm lên thì sợ tài chính không trụ nổi, nên giờ anh phải tìm đủ mọi cách để có tiền trả nợ và trả lãi ngân hàng”, anh Vị buồn bã nói.
Ảnh minh họa.
Đầu tư theo đám đông
Thực tế, thị trường bất động sản đã rơi vào trầm lắng từ giữa năm 2022 và duy trì sang đầu năm 2023. Tình trạng giảm giá, bán cắt lỗ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở phân khúc đất nền tại các huyện vùng ven TP.HCM và vùng nông thôn.
Trước đó, thị trường bất động sản liên tục bị khuấy đảo bởi các đợt sóng, khiến bất động sản càng trở thành kênh đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn so với kênh khác. Bên cạnh những thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, thị trường bất động sản ở một số tỉnh cũng nóng sốt không kém.
Theo nhận định của các chuyên gia, cơn sốt đất thời gian trước đã đánh vào lòng tham của nhiều nhà đầu tư, khiến nhiều người dù không có hiểu biết, không có kiến thức về bất động sản cũng lao vào đầu tư, mua đất với niềm tin cứ mua là sẽ có lời.
Không ít người như Hoàng Nam đã chọn đầu tư thị trường bất động sản ở tỉnh nhưng không tìm hiểu về thị trường, chỉ đầu tư theo đám đông nên mua đất có mức giá “trên trời” hoặc mua phải đất không có quy hoạch, pháp lý không rõ ràng. Để khi cơn sốt đất đi qua, buộc phải bán đáy mới nhanh thoát hàng.
Sốt đất khắp nơi có còn cơ hội cho nhà đầu tư mới?
-
“Cay đắng” mua nhà hơn 2 tỉ nhưng chỉ được ngủ hành lang
CafeLand – Từ năm 2018, anh Nguyễn Quang G đã bỏ hơn 2,3 tỉ đồng để mua căn hộ tại dự án La Bonita (quận Bình Thạnh, TP.HCM) thế nhưng chủ đầu tư sau đó chỉ sắp xếp cho anh ăn ở tạm ở khu vực hành lang, còn căn hộ của anh G lại bị đem bán cho nhiều người khác.
-
Sự thật cay đắng trên thị trường bất động sản
Khủng hoảng tài chính và các vấn đề bất động sản thường song hành cùng nhau. Mối liên kết có thể bị làm suy yếu.








-
Giá đất vùng ven Hà Nội “vọt” không phanh, nhà đầu tư vẫn "lạnh túi" chờ thời
Giá rao bán đất nền tại nhiều khu vực vùng ven Hà Nội đang leo thang từng ngày, có nơi vọt gấp đôi chỉ trong vài tháng. Nhưng đằng sau lớp vỏ “sốt giá” là thực tế trái ngược: giao dịch nhỏ giọt, phần lớn chỉ nhắm vào phân khúc dưới 2 tỷ đồng....
-
Không còn là chung cư, phân khúc này tăng giá tốt nhất trong quý 1
Trong khi thị trường căn hộ tại Hà Nội lần đầu “giảm tốc” sau chuỗi ngày tăng giá không ngừng, thì đất nền ở các tỉnh miền Bắc lại bất ngờ tăng tốc vượt trội, trở thành phân khúc có mức tăng giá mạnh nhất quý I/2025. Đặc biệt, nhiều khu vực giáp ranh...
-
Sốt đất ven Hà Nội: Giá tăng chóng mặt 80%, nhưng nhà đầu tư lại đứng yên quan sát
Hai tháng đầu năm 2025 chứng kiến cơn sốt đất nền vùng ven Hà Nội khi giá rao bán tăng từ 30% đến 80% tùy khu vực. Thế nhưng, trái ngược với đà tăng nóng này, lượng quan tâm của nhà đầu tư lại không bứt phá tương ứng, thậm chí có dấu hiệu chững lại. ...