Theo Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Huế (đơn vị chủ đầu tư), hiện nay dự án tuyến đường bộ ven biển qua TP Huế và cầu qua cửa biển Thuận An đang được các nhà thầu đồng loạt triển khai thi công các mũi trên công trường. Giá trị thực hiện đến nay hơn 1,5/2,1 tỷ đồng, đạt 72%.
Đến nay, công trình cầu qua cửa Thuận An đến nay đã cơ bản hoàn thành 49/50 trụ và hai mố M1, M2; riêng trụ T50 đang thi công xà mũ.
Bên cạnh đó, đã hoàn thành 2 nhịp đúc hẫng 90m và nhịp đỗ tại chỗ mố M1 đến T6. Đã lao lắp 32/36 nhịp Super T, đang thi công nhịp Extradose K16-T26 và K20-T27.
Đường đầu cầu phía Bắc, thuộc xã Hải Dương đã thi công thông tuyến toàn bộ từ cầu Tam Giang đến mố M1. Thi công 12/17 cống ngang đường, đắp đá hỗn hợp được 3/3,2km, đắp đất 1,6/3,2km.
Trong khi đó, đường đầu cầu phía Nam, thuộc phường Thuận An, đã thi công 100m mặt bằng sát mố M2 để thi công đắp đất nền đường, đoạn còn lại đang còn vướng mặt bằng.
Được biết, dự án tuyến đường bộ ven biển qua TP Huế và cầu qua cửa Thuận An đã được phê duyệt gồm 3 đoạn tuyến, tổng chiều dài khoảng 21,8km.
Cầu qua cửa Thuận An dài 2,36km, bề rộng cầu 20m, bề rộng nhịp cầu chính (trụ T25 - T28) mặt cắt ngang mở rộng 23,5m do bố trí phần trụ tháp rộng 2,5m và dải an toàn hai bên.
Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn hoàn thiện gần 3.500 tỷ đồng.
Lãnh đạo UBND TP Huế yêu cầu chậm nhất đến ngày 20/2 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng đoạn 600m còn lại tại dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa Thuận An, đến ngày 30/4 hợp long cầu...
Từ ngày 1/1/2025, Thừa Thiên Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố này sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: quận Phú Xuân, quận Thuận Hóa (tách ra từ TP Huế hiện nay), thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thị xã Phong Điền (hiện đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành thị xã), huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc (sáp nhập 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông) và huyện A Lưới.
Định hướng đến năm 2045, mô hình của TP. Huế trực thuộc Trung ương vẫn giữ nguyên 9 đơn vị hành chính nhưng phát triển thành 4 quận: Phú Xuân, Thuận Hóa, Hương Thủy, Hương Trà; hai thành phố: Phong Điền (trên cơ sở thị xã Phong Điền) và Chân Mây (từ khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô kéo dài đến thị trấn Phú Lộc); hai thị xã: Quảng Điền, Phú Vang và một huyện là A Lưới.
Việc đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đóng góp thiết thực cho vùng kinh tế Trung Trung Bộ và cho sự phát triển chung của đất nước. Theo đó, TP Huế sẽ trở thành động lực phát triển cụm ngành kinh tế biển Trung Trung bộ, đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh, mang tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á và xa hơn là của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
-
Hơn 40 triệu USD vốn FDI vào khu vực sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương
Theo thống kê trong năm 2024, TP. Huế đã thu hút được hơn 40 triệu USD vốn đầu tư FDI vào nhiều dự án trên địa bàn. Kể từ năm 2025, TP. Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đây sẽ là động lực để đô thị này thu hút thêm sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
-
Quy hoạch mới Khu du lịch ven biển Vinh Mỹ gần 100 ha tại thành phố Huế
HĐND thành phố Huế vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch ven biển Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc.
-
Vừa lên thành phố trực thuộc Trung ương, địa phương này mời gọi loạt dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ
Chỉ trong thời gian ngắn, TP. Huế đang mời gọi nhà đầu tư tham gia hàng loạt dự án nhà ở xã hội có tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng trên địa bàn.
-
Tin vui cho người lao động tại thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam
Ngày 14/1, tại thành phố Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế và Tập đoàn Changan Automobile (Trung Quốc) đã ký kết hợp tác và công bố kế hoạch xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô du lịch 5-7 chỗ ngồi....