Trong năm 2024, các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 40,7 triệu USD (tương đương 978,6 tỷ đồng), theo báo Đầu tư.
Luỹ tiến đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 139 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,6 tỷ USD. Các dự án FDI trọng điểm của tỉnh đã hoàn thành đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ như: Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn; Trung tâm thương mại AeonMall Huế; Hue Amusement &Beach Park (giai đoạn 1)...
Trong năm 2024, vốn thực hiện các dự án ước đạt 170 triệu USD (tương đương 4.100 tỷ đồng). Luỹ kế đến nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trên địa bàn 1,55 tỷ USD, chiếm 33,75 % trong tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong năm 2025, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dự kiến sẽ có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa với nhiều hoạt động thiết thực, nhằm gắn kết các thành viên và đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng.
Theo đó, các hoạt động 2025 sẽ tập trung vào các lĩnh vực như: Kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI tại Thừa Thiên Huế; tổ chức các phiên đối thoại giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tạo môi trường đầu tư thuận lợi; tiếp tục kêu gọi các thành viên hợp tác chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp sáng tạo và đồng hành cùng nhau vượt qua mọi thách thức…
Theo quy hoạch đô thị, từ ngày 1/1/2025, Thừa Thiên Huế chính thức sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố này sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: quận Phú Xuân, quận Thuận Hóa (tách ra từ TP Huế hiện nay), thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thị xã Phong Điền (hiện đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành thị xã), huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc (sáp nhập 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông) và huyện A Lưới.
Định hướng đến năm 2045, mô hình của TP. Huế trực thuộc Trung ương vẫn giữ nguyên 9 đơn vị hành chính nhưng phát triển thành 4 quận: Phú Xuân, Thuận Hóa, Hương Thủy, Hương Trà; hai thành phố: Phong Điền (trên cơ sở thị xã Phong Điền) và Chân Mây (từ khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô kéo dài đến thị trấn Phú Lộc); hai thị xã: Quảng Điền, Phú Vang và một huyện là A Lưới.
Việc đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đóng góp thiết thực cho vùng kinh tế Trung Trung Bộ và cho sự phát triển chung của đất nước. Theo đó, TP Huế sẽ trở thành động lực phát triển cụm ngành kinh tế biển Trung Trung bộ, đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh, mang tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á và xa hơn là của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
-
TP Huế chính thức thành TP trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025: Bất động sản Huế nhiều cơ hội khởi sắc
Theo Nghị quyết 175/2024/QH15, sẽ chính thức thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025. Điều này sẽ có những định hướng và chính sách mới đột phá trong phát triển kinh tế và xã hội của thành phố. Sự cải thiện về quy mô, chất lượng dịch vụ, hạ tầng đô thị sẽ kéo theo sự tăng trưởng của thị trường bất động sản.







-
Quy hoạch mới khu vực Thuỷ Tân tại thành phố Huế
Sở Xây dựng thành phố Huế vừa công khai Quyết định số 1800/QĐ-UBND của UBND thành phố Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) Khu vực Thuỷ Tân, thị xã Hương Thủy (nay là phường Hương Thủy), thành phố Huế....
-
Có gì trong đồ án quy hoạch mới khu vực Phú Sơn hơn 3.300 ha vừa được thành phố Huế phê duyệt?
Sở Xây dựng thành phố Huế vừa công khai Quyết định số 2030/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) Khu vực Phú Sơn, thị xã Hương Thủy (nay là phường Phú Bài), thành phố Huế....
-
Thành phố Huế vừa phê duyệt quy hoạch khu vực có quy mô hơn 3.380 ha
Sở Xây dựng thành phố Huế vừa công khai quyết định số 1778 /QĐ-UBND của UBND thành phố Huế về việc phê duyệt quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) Khu vực Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế....