Ông nói: Nếu đồng bằng sông Cửu Long không có có nhiệt điện Duyên Hải có công suất 6.000 MW, cùng với Trung tâm Điện lực Sông Hậu 1 và nhà máy Long Phú 4.000 MW thì làm sao có đủ điện để sinh hoạt và sản xuất? Nếu các nhà lãnh đạo chỉ chăm chăm nghe theo "dư luận" chống lại điện than thì lấy đâu ra điện để nâng cao cuộc sống của người dân?
Trong khi đó, nhu cầu điện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2030-2045 tăng gấp 2-3 lần, thậm chí hơn. Nếu không phát triển nguồn thì làm sao đủ điện? Vấn đề nguồn nào thì còn phải bàn và có các giải pháp kèm theo.
Nếu không xây được nguồn dự phòng thì ngành điện không đối phó được với sự bất thường của năng lượng tái tạo
Ông nhận xét như thế nào về các nguồn trong dự thảo quy hoạch điện 8? Có điều gì ông thấy cần thảo luận thêm?
Các quy hoạch trước đây phân vùng thành 3 miền Bắc - Trung - Nam, còn giờ có 6 vùng, trong đó miền Trung có chia nhiều vùng cụ thể hơn. Nguồn tương lai chủ yếu nằm ở miền Trung là sát với cấu tạo hệ thống điện.
Việt Nam có biển dài ở miền Trung, việc phát triển điện than và LNG thì đều phải nhập, nên sẽ tập trung vào miền Trung với các dự án Vĩnh Tân, Vũng Áng, Dung Quất, Chân Mây, Quảng Trạch… Trước đây Nhà nước giao cảng mà các chủ đầu tư không ai tự làm, sau đó họ bắt đầu tự làm và chủ động nhập nhiên liệu được.
Tóm lại, vai trò của miền Trung trong phát triển của ngành điện thời gian tới là rất quan trọng. Vì thế, cần xem xét phụ tải, bổ sung dự án để đảm bảo ổn định hệ thống.
Tôi quan tâm tới quy hoạch 8 vì độ dài chiến lược, cơ cấu nguồn vì nòng cốt của hệ thống điện tương lai của Việt Nam là nhiệt điện than, khí LNG. Nếu không có LNG bổ sung kịp thời bên cạnh nhiệt điện than, sẽ khó phát triển nguồn tới đây.
Do chúng ta có ít khí dầu mỏ so với các nước như Thái Lan, Malaysia trong khi các vùng có tiềm năng khí ở ngoài biển thì chưa vươn ra được nên chúng ta phải nhập khí LNG. Chúng ta không phát triển điện than, khí LNG là không được vì than và khí LNG của thế giới có thừa, than dự trữ còn 130 năm với các nguồn gần như Úc và Indonesia.
Việt Nam phải phát triển nhiệt điện than nhưng theo hướng giảm dần, nếu không thì gặp khó khi Thỏa thuận Paris đánh thuế CO2 cao. Chúng ta cần tranh thủ phát triển điện than vì sắp tới sẽ khó khăn.
Bên cạnh đó, chúng ta nên phát triển năng lượng tái tạo ở miền Trung, Nam miền Trung và khu vực Tây Nguyên. Năng lượng tái tạo là sẵn có, chúng ta phải cố làm vì làm còn hơn là không. Vấn đề là điều tiết thế nào?
Ông Thái Phụng Nê: Có những dự án không nằm trong quy hoạch mà chúng ta vẫn cho làm...
Việc phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, lên tới 17.000 MW trong mấy năm qua để lại bài học gì, thưa ông?
Chỉ trong vài năm, các nhà đầu tư tư nhân đã xây dựng được 17.000 MW, gấp 7 lần nhiệt điện Sơn La. Ở góc độ nào đó, các dự án này đã giúp bù đắp cho việc thiếu hụt 7.100 MW không vào được theo quy hoạch.
Nguồn điện này cũng bổ sung cho hệ thống điện miền Nam trong các tháng 4-5 và hệ thống điện miền Bắc tháng 7-8 là thời gian cao điểm. Đây cũng là nguồn bổ sung trong bối cảnh các nhà máy nhiệt điện than đã phải tăng hoạt động thêm 7000 giờ năm 2020.
Chính sách (ưu đãi) đó khiến doanh nghiệp tư nhân bùng nổ nhưng mặt khác, chúng ta lại không lường được. Có những dự án không nằm trong quy hoạch mà chúng ta vẫn cho làm. Đó là sai bởi vì quy hoạch là hợp pháp hoá để các nhà đầu tư thực hiện, còn chưa có trong quy hoạch mà vẫn cho làm đã dẫn đến hệ thống điện chưa có để quản lý nguồn điện này.
Trong số 17.000 MW điện mặt trời có 5.000 MW không được huy động. Điện sản xuất ra mà không được sử dụng hết là làm khó cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, đưa vào 60-70 nguồn năng lượng mặt trời nhanh như thế nên câu hỏi điều hành thế nào để cân đối, không để vỡ trận là làm khó ngành điện.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) trong giai đoạn trước đã phải nâng cấp các thiết bị hiện đại, điều khiển được trên 50 nguồn điện mặt trời và gió nhanh chóng, không để rã lưới. Đến nay, ngành điện đã đối phó được với mức tăng của năng lượng tái tạo chiếm tới hơn 30%. Nếu EVN không ngừng nâng cấp lên sẽ không theo kịp.
Dự phòng của hệ thống đến nay đã lên mức 34%, cao hơn rất nhiều so với dự tính 16% và 4,6% đến các thời điểm tương ứng 2030 và 2045. Có phải cho đầu tư không kiểm soát nổi nên dẫn đến tình trạng thừa điện và phải cắt giảm cả nguồn năng lượng tái tạo và các nguồn truyền thống thời gian qua?
Dự thảo tính toán dự phòng tới 2045 là quá dài, tôi không thể phỏng đoán được tỷ lệ dự phòng tới 2045 ra sao. Còn về dự phòng ở mức 16% năm 2030 phải xem xét rất cẩn thận. Quan điểm của tôi là dự phòng chiếm tỷ lệ 15-20%.
Hiện nay, dự phòng lên tới 34% năm 2020 do điện mặt trời vào bất thường tới 17.000 MW. Năm 2020 cần được loại ra vì có nhiều điều quá bất thường. Nếu năng lượng tái tạo chỉ chiếm tỷ trọng 10% thì còn đỡ được, chứ lên mức này (34%) thì khó. Nguồn dự phòng nào chịu nổi?
Mức dự phòng 15-20% nghĩa là phải tính toán xây dựng các công trình, dự án từ nguồn năng lượng khác để đảm bảo cân đối với nguồn năng lượng tái tạo để giữ ổn định hệ thống, tránh bị rã lưới.
Năm 2030 Việt Nam cần 130.000 MW thì phải có dự phòng 25.000 MW. Vì thế, cần tăng nhanh thủy điện tích năng: hiện có danh sách 9 dự án thủy điện tích năng chưa làm, và 2 dự án là Bắc Ái và Phú Yên Đông đang thi công. Chúng ta cần thi công nhanh để đưa vào vận hành chứ không chậm quá.
Cần xây thêm các nhà máy điện khí LNG để dựa phòng cho hệ thống. Cần tính toán, điều tiết các thủy điện hợp lý để đảm bảo phát điện trong các mùa cao điểm ở miền Bắc và miền Nam.
Bên cạnh đó, phải buộc các nhà đầu tư năng lượng tái tạo đầu tư trung tâm pin lưu trữ mà hiện nay vẫn còn rất đắt đỏ.
Nếu không xây được nguồn dự phòng thì ngành điện không đối phó được với sự bất thường của năng lượng tái tạo. Nguy cơ rã lưới là không thể chấp nhận được.
-
Vai trò của năng lượng tái tạo với bất động sản
CafeLand - Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, chúng ta cần đẩy mạnh việc sản xuất năng lượng điện tái tạo lên gấp 8 lần so với hiện tại để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2050.