Hình minh họa
Tiếp nối chuyến công tác tại Bình Thuận, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cũng đã có mặt kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (qua địa phận hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai) thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Báo cáo với Bộ trưởng, Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án) cho biết, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã hoàn thành trên 77% khối lượng công việc. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành. Chủ đầu tư cam kết đẩy nhanh tiến độ, dồn mọi nguồn lực cho dự án này để đảm bảo thông xe kỹ thuật vào ngày 31/12 tới đây.
Sau khi lắng nghe báo cáo của của đơn vị thực hiện kết hợp với quan sát thực tế, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá khối lượng còn lại của dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây rất lớn. Theo hợp đồng, dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2022. Theo đó, thời gian còn lại cho dự án này là rất ít, trong khi khối lượng công việc còn nhiều, phụ thuộc ít nhiều vào thời tiết.
Tuy nhiên, vấn đề đẩy nhanh tiến độ, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cũng cần đi đôi với nhau. Theo đó, việc thông xe là thách thức rất lớn của CĐT và các nhà thầu.
“Dự án đã lùi tiến độ một lần rồi, vì vậy không còn lùi được nữa, 30/4/2023 phải xong toàn bộ dự án”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Dự án xây dựng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có tổng chiều dài 99 km. Điểm đầu tuyến tại Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và điểm cuối kết nối với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Về quy mô xây dựng, tuyến đường được quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11.000 tỉ đồng. Khởi công từ tháng 9/2020, dự án dự kiến thi công trong 36 tháng, hoàn thành vào cuối năm 2022. Thời gian hoàn thành sau đó được điều chỉnh sang quý 1/2023.
Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1 hiện tại.
-
Bộ trưởng Giao thông yêu cầu thông xe cao tốc 100km ở Bình Thuận trước 31/12
Dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết hiện mới chỉ hoàn thành 60% khối lượng công việc. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu phải thông xe kỹ thuật tuyến đường trước 31/12/2022 và đưa vào khai thác trước 30/4/2023.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....