Khách hàng mua dự án kéo lên căng băng rôn trước trụ sở UBND tỉnh Long An mới đây
Mới đây, hàng chục khách hàng mua đất nền tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường (xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa) do Công ty TNHH đầu tư và xây dựng bất động sản Hưng Thịnh làm chủ đầu tư đã kéo lên trụ sở UBND tỉnh Long An để “cầu cứu” vì mua phải dự án ảo do doanh nghiệp này vẽ nên.
Theo phản ánh của khách hàng, từ năm 2018, dự án Hưng Thịnh Cát Tường được chủ đầu tư quảng bá gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một rộng gần 10ha đã hoàn thiện hạ tầng và giai đoạn hai có quy mô 27ha đang mở bán.
Tuy nhiên, sau đó người mua phát hiện dự án chỉ mới được cấp phép giai đoạn một, còn giai đoạn hai chưa được phê duyệt đầu tư.
Dự án Hưng Thịnh Cát Tường khiến nhiều khách hàng lao đao
Trong quá trình thực hiện dự án, Sở Xây dựng tỉnh Long An đã nhiều lần “tuýt còi” vì những sai phạm liên tiếp của chủ đầu tư.
Cụ thể, chủ đầu tư đã tự ý san lấp mặt bằng khi chưa thực hiện xong các thủ tục kê biên bồi thường, hỗ trợ tái định cư; chưa chuyển mục đích sử dụng đất và lập hồ sơ xin giao đất theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, dù chưa được cấp phép xây dựng hạ tầng, song Công ty Hưng Thịnh đã xây dựng một số hạng mục như đường nội bộ, vỉa hè, thoát nước, hệ thống điện, cấp nước, nhà mẫu trên phần đất dự án....
Vào tháng 1/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã phát đi thông báo truy tìm đối tượng Nguyễn Kim Phượng (Giám đốc, đại diện pháp luật của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Bất động sản Hưng Thịnh giai đoạn từ 19/5/2017 - 26/8/2018 và các đối tượng là giám đốc, đại diện pháp luật của công ty qua các giai đoạn khác.
Theo cơ quan điều tra những người này đã có hành vi gian dối thông qua việc ký kết các hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trả góp, góp vốn đầu tư... bán 118 đất nền không có trong dự án Hưng Thịnh Cát Tường và chiếm đoạt tổng số tiền hơn 57 tỉ đồng của người dân.
Trong khi dàn lãnh đạo chủ đầu tư “mất tích”, dự án Hưng Thịnh Cát Tường nằm bất động suốt những năm qua. Dù được triển khai xây dựng nhiều năm nhưng dự án hiện nay vẫn rất nhếch nhác.
Giai đoạn 1 của dự án các hạng mục hạ tầng vẫn còn dang dở, nhiều khu vực ngập chìm trong cỏ dại.
Với những khách hàng mua đất thuộc giai đoạn 1, dù đã xây được nhà nhưng họ luôn thấp thỏm với pháp lý của dự án và không biết bao giờ mới được cấp sổ đỏ.
Ông Lâm, chủ một ngôi nhà trong dự án cho biết, năm 2018 ông được nhân viên chủ đầu tư dẫn đi xem dự án. Thời điểm đó, hoạt động thi công sôi nổi, chủ đầu tư cam kết sẽ sớm hoàn thiện hạ tầng rồi cấp sổ đỏ cho người mua.
“Tôi thấy họ làm rầm rộ nên ham, nghĩ là mua rồi xây nhà ở, dân cư đông đúc thì mình làm ăn buôn bán cũng dễ. Ai ngờ giờ ra như vậy”, ông Lâm nói.
Chỉ tay về phía trung tâm của dự án, nơi có hàng chục nền móng được xây dựng dang dở đã bị cỏ dại bao phủ, người đàn ông này cho biết, đó là nơi sẽ xây dựng kiot, hứa hẹn như khu chợ sôi động nhưng bây giờ thì đã bị cỏ mọc bao trùm.
Đối diện nhà ông Lâm là nhà bà Xuân, cư dân đầu tiên của dự án này. Cũng như người hàng xóm của mình, bà Xuân mong mỏi chủ đầu tư sớm hoàn thiện pháp lý để tiếp tục xây dựng dự án, cấp sổ đỏ cho người mua.
Nằm liền kề với TP.HCM, Long An có quỹ đất rộng, giá còn rẻ nên trở thành lựa chọn của nhiều người mua. Nắm bắt tâm lý này, hàng loạt dự án đất nền đã được mở ra, chủ đầu tư quảng bá rầm rộ. Tuy nhiên, không ít chủ đầu tư đã “xé rào” để mở bán, huy động vốn của người mua khi chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Một loạt các dự án dính sai phạm từng được cơ quan chức năng tỉnh Long An điểm tên như: khu đô thị quốc tế năm sao (Cần Đước); khu dân cư cao cấp Lexington Garden (huyện Đức Hòa); dự án Western City (Bến Lức), Thiên Phúc - Hoàng Gia (Đức Hoà), Hưng Thịnh Cát Tường II…
Để ngăn chặn tình trạng rao bán đất nền bát nháo, UBND tỉnh Long An từng nhiều lần đưa ra cảnh bảo với người dân đồng thời có những biện pháp với doanh nghiệp muốn thực hiện dự án. Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu các dự án bất động sản trên địa bàn phải phải lắp bảng thông tin dự án với những nội dung cụ thể như: tên dự án, chủ đầu tư, quy mô dự án, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án (nêu rõ dự kiến thời gian thực hiện công tác giải phóng mặt bằng…),cập nhật quá trình đầu tư, nếu trễ tiễn độ phải ghi rõ nguyên nhân..
-
Mua phải dự án “ảo”, khách hàng cầu cứu Bộ Công An
CafeLand – Mặc dù chưa đạt được thỏa thuận đền bù với người dân trong vùng dự án, thậm chí dự án chưa được chấp thuận đầu tư, nhưng một số chủ đầu tư đã tự ý phân lô, vẽ dự án rồi rao bán rầm rộ cho người mua.
-
Địa phương được ví như “cầu nối” giữa TP.HCM với ĐBSCL muốn mở rộng cao tốc, xây nút giao tại các tuyến giao thông huyết mạch
Nhằm tăng cường kết nối với TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận quy mô 6 – 8 làn xe. Đồng thời, kiến nghị bổ sung thêm nhiều nút giao giữa các tuyến giao thông huyết mạch....
-
Tập đoàn bao bì của Đức rót thêm 810 tỷ, mở rộng nhà máy ở Việt Nam lên lớn nhất Đông Nam Á
Ngày 18/11, tại thành phố Cologne (CHLB Đức), Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) để đầu tư 30 triệu USD vào KCN Đông Nam Á (Long An)....
-
Hé lộ phương án đầu tư tuyến đường 28.616 tỷ nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư Dự án Trục giao thông đô thị kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang, dự kiến quy hoạch là Quốc lộ 50B.