Tất cả những chi phí không chính thức ấy, cùng với các khoản thu chồng chéo, bất hợp lý được cộng vào giá thành khiến cho nhiều chủ đầu tư trọng chữ tín “thà chết” chứ không chịu giảm giá sâu hơn nữa hoặc giả phải chấp nhận đánh tráo chất lượng ở một số chủ đầu tư nhỏ. Trong khi đó, người mua nhà do mất niềm tin, đang có tâm lý chờ đợi nên chưa chịu mở hầu bao. Mà về nguyên tắc, thị trường BĐS “nóng” hay “lạnh” tùy thuộc nhiều vào người mua nhà để ở chứ không phải là lãi suất thấp hay vay ngân hàng dễ dàng.
Hôm qua là ngày thứ 2 liên tiếp Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ làm việc với 2 TP lớn với cùng nội dung, tìm giải pháp tháo gỡ cho thị trường BĐS. Rất nhiều đề xuất từ các bộ, ngành đã được kiến nghị trong mấy tháng qua nhưng phải đến hôm qua, thông điệp từ người đứng đầu Chính phủ mới thật rõ ràng, Chính phủ sẽ “ra tay” khơi thông thị trường BĐS, giống như một chìa khóa để giải tỏa áp lực lên các khu vực khác như thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động... Nhưng các chính sách như thế nào vào lúc này mới lại quan trọng hơn, để nhằm chứng tỏ điều hành vĩ mô giúp tháo gỡ khó khăn cho cả nền kinh tế chứ không nhằm vào một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp cụ thể nào. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh mất niềm tin đang là nguyên nhân chi phối thị trường.
Để lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư, người dân vào thị trường lúc này, ngoài các chính sách về tín dụng trực tiếp cho người mua nhà, giảm thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp (cũng không nên chỉ giới hạn đối với nhà ở xã hội như một số kiến nghị), cần các giải pháp lâu dài để thị trường lành mạnh bền vững. Chẳng hạn như Chính phủ cần có những cam kết rõ ràng, mạnh mẽ trong việc cắt giảm thủ tục đầu tư, giảm phiền hà; tuyên bố xóa bỏ chi phí phi chính thức khi phát triển dự án BĐS. Bởi lẽ, để phát triển một dự án BĐS tốt, bền vững, chủ đầu tư cần thời gian 5 -10, thậm chí 20 năm, trong khi chính sách của chúng ta không ổn định, ít nhiều tạo tâm lý “ăn xổi” cho không ít doanh nghiệp, khiến thị trường bị đẩy vào những cơn “nóng”, “lạnh” bất kỳ.
Đi cùng với đó cần có các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường hoàn chỉnh. Hiện nay chúng ta gọi là thị trường BĐS nhưng nó không có chỉ số giá, không có các dịch vụ tài chính hỗ trợ (giao dịch bảo đảm, thế chấp...) nên các thông tin rất mù mờ, thiếu minh bạch, cũng là nguyên nhân đẩy chỉ số niềm tin thị trường xuống thấp.
-
Hỗ trợ tài chính để người dân mua được nhà
Hiện thị trường căn hộ cao cấp đã bão hòa, trong khi đa số người dân thu nhập trung bình có nhu cầu về nhà ở không thể với tới vì giá quá cao. <br/br>
-
Sắp đón tiền tấn, đại gia BĐS lên hương
Liên tiếp các cuộc làm việc, các kế hoạch và lời hứa giải cứu BDD , các đại gia BĐS như mở cở trong bụng. Đã đến lúc các đại gia có thể mở tiệc ăn mừng và trên thị trường chứng khoán rất nhiều cổ phiếu đã tăng giá đưa các đại gia “lên hương”.
-
Theo Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2015, cả nước cần tới 17,9 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình phục vụ việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Trước nhu cầu quá lớn, Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định, theo đó Nhà nước sẽ mua lại nhà thương mại để sử dụng cho tái định cư. Song với giá mua lại nhà thương mại, dư luận lo ngại người dân sẽ không thể “chạm” tới căn hộ tái định cư vì giá sẽ cao hơn. <br/br>