Đại biểu Thạch Phước Bình phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn
Góp ý về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Chương 7, đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng, dự thảo Luật đất đai chưa có quy định khái niệm xác định thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; khái niệm bồi thường chưa chuẩn xác, không có quy định bồi thường thiệt hại về tài sản khác khi Nhà nước thu hồi đất…
Về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Điều 86, dự thảo luật bổ sung nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thay vì các quy định riêng. Các nguyên tắc cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ như nguyên tắc bồi thường về đất, bồi thường về tài sản và nguyên tắc hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013.
Cùng với đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị cần tiếp tục bổ sung việc bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền với đất phải theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự để vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân và vừa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự 2015.
Đại biểu cũng đề nghị xem xét bổ sung nguyên tắc tại Điều 86 dự thảo Luật Đất đai về trách nhiệm giải trình đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.
Còn theo đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An), cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung, làm rõ, minh bạch nguyên tắc thị trường để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
Bởi thực tiễn trong thời gian qua, việc bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi không chỉ ở vấn đề tính tiền bồi thường khi thu hồi đất mà còn ở phương pháp, phương án hỗ trợ tái định cư theo tinh thần Nghị quyết 18 để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Liên quan đến công tác thu hồi đất, đại biểu Lê Hữu Trí – đoàn Đại biểu Khánh Hoà đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng cũng như cơ chế tự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người sử dụng đất trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án xây dựng các khu đô thị, nhà ở thương mại theo đúng tinh thần Nghị quyết 18/NQ-TW. Theo đại biểu, Quy định như trong dự thảo Luật đối với việc Nhà nước thu hồi đất hoặc chủ đầu tư thỏa thuận với Người sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở thương mại, dự án xây dựng các khu đô thị sẽ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau khi thực hiện trong thực tiễn.
Đại biểu đoàn Khánh Hoà cho rằng, Dự thảo Luật cần quy định rõ đối với các dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội phải vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc vì mục đích quốc phòng, an ninh "nhưng phải bảo đảm tính thật cần thiết" và "không vì mục tiêu lợi nhuận".
Cần phân định rõ trường hợp nào thì được nhà nước thu hồi đất và trường hợp nào thì nhà đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất. Trong trường hợp nhà đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất thì cũng cần quy định tỷ lệ diện tích đất còn lại của dự án mà nhà đầu tư không thỏa thuận được với người sử dụng đất (mặc dù giá đền bù bảo đảm tính hợp lý, công bằng với mặt bằng giá đền bù đối với diện tích đất trong cùng dự án), Nhà nước cần tiến hành các biện pháp thu hồi diện tích đất còn lại mà nhà đầu tư không thỏa thuận được nhằm bảo đảm các dự án không bị tắc nghẽn. Đồng thời, cần có chế định điều chỉnh chênh lệch địa tô cho người sử dụng đất để bảo đảm công bằng về mặt lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất.
Cần quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm, thời gian hoàn thành quy hoạch
Tham gia thảo luận tại phiên họp, góp ý về điều 76 trong dự thảo luật liên quan đến nội dung thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Huỳnh Thanh Phương - Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua có tính trạng quy hoạch "treo", chậm triển khai kế hoạch sử dụng đất gây thiệt hại và bức xúc trong nhân dân; đất chậm được đưa vào sử dụng gây lãng phí.
Đại biểu Huỳnh Thanh Phương - Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Quochoi.vn
Theo quy định Khoản 3, 4 Điều 76, trường hợp đất đã được quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch sử dụng thì không hạn chế quyền của người sử dụng đất; trường hợp đất quy hoạch đã có kế hoạch sử dụng thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định như không được xây dựng mới nhà ở, công trình, cây trồng lâu năm, nếu có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, nhiều dự án quy hoạch nhưng chậm triển khai thực hiện đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất.
Dự thảo luật cũng có quy định sau 3 năm liên tục được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm mà chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải xem xét, đánh giá để tiếp tục thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm tiếp theo hoặc hủy bỏ.
Do đó, đại biểu đoàn Tây Ninh đề nghị làm rõ hơn về quyền của người sử dụng đất trong trường hợp đất đã được quy hoạch, đã có kế hoạch sử dụng đất và làm rõ hơn trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chậm triển khai thực hiện gây thiệt hại cho người sử dụng đất, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.
-
Hơn 11 triệu ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), những vấn đề nào được quan tâm?
Chiều 6/4, báo cáo trước Hội nghị đại biểu chuyên trách về nội dung lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật đất đai (sửa đổi), Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết đã có hơn 11,6 triệu lượt ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo luật.
-
Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai với loạt điểm mới
Thừa lệnh của Chủ tịch nước, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố toàn văn Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng.
-
Chờ Luật Đất đai (sửa đổi) “thẩm thấu”, thị trường bất động sản sẽ phục hồi rõ nhất trong các năm sau
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLaws cho rằng, cần thời gian để Luật Đất đai (sửa đổi) có thể “thẩm thấu” vào thị trường, kèm theo đó là những nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Do đó, thị trường bất động sản vẫn ...
-
Những điểm mới, nổi bật của Luật Đất đai sửa đổi vừa thông qua
Sáng 18/1, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai sửa đổi với nhiều điểm mới, nổi bật được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.