Dự kiến cần 42.000 tỉ đồng để đầu tư 101 cảng cạn từ nay đến năm 2030 (ảnh minh họa)
Thông tin được đề cập đến trong văn bản Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, đến năm 2030, sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng biển Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là các cảng cạn gắn với phương thức vận tải khối lượng lớn (đường thủy nội địa, đường sắt), khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế có nhu cầu vận tải với khối lượng lớn.
Có 10 dự án cảng cạn được Bộ GTVT ưu tiên đầu tư bao gồm: Phù Đổng - Cổ Bi (huyện Gia Lâm, Hà Nội); Văn Lâm (huyện Văn Lâm, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên); Tân Lập (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên); Sen Hồ (huyện Việt Yên, Bắc Giang); Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn); Long Bình (quận 9, TP.HCM); Thái Hòa (thị xã Tân Uyên, Bình Dương); Mộc Bài (Tân cảng Tây Ninh); An Sơn (thành phố Thuận An, Bình Dương); cụm cảng Phú Mỹ - Phước Hòa (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) gồm Phú Mỹ (khu công nghiệp Phú Mỹ III) và Phước Hòa (Cái Mép).
Trong đó, mỗi cảng cạn Phù Đổng - Cổ Bi, Văn Lâm, Tân Lập và Sen Hồ sẽ có diện tích quy hoạch khoảng 10 - 15ha, nhu cầu vốn đầu tư dao động từ 350 - 525 tỉ đồng và năng lực thông qua dự kiến đạt 100.000 - 150.000 TEU/năm. Cảng cạn Tân Thanh có nhu cầu vốn đầu tư 525 - 700 tỉ đồng và năng lực thông qua đạt khoảng 150.000 - 200.000 TEU/năm.
Đối với các cảng cạn trong TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều cảng có nhu cầu vốn đầu tư lớn và năng lực thông qua cao.
Cụ thể, nhu cầu vốn đầu tư của cảng cạn Long Bình khoảng 1.400 - 1.750 tỉ đồng với năng lực thông qua đạt 1 - 1,2 triệu TEU/năm. Cảng cạn Phú Mỹ có năng lực thông qua khoảng 300.000 - 400.000 TEU/năm với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 1.050 - 1.400 tỉ đồng.
Ước tính, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng 27.400 - 42.380 tỉ đồng. Tại giai đoạn này, mục tiêu phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 25 - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng 11,9 - 17,1 triệu TEU/năm.
Trong đó, khu vực phía Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 4,29 - 6,2 triệu TEU/năm; khu vực miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,9 - 1,4 triệu TEU/năm; khu vực phía Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 6,8 - 9,5 triệu TEU/năm.
-
Cần Giờ trước vận hội lớn với đô thị lấn biển, “siêu cảng” tỉ đô
Cần Giờ - huyện đảo duy nhất của TP.HCM đang đứng trước cơ hội chuyển mình với các dự án đô thị lấn biển, cảng trung chuyển quốc tế có vốn đầu tư nhiều tỉ đô la được đề xuất đầu tư.
-
Giá bất động sản quanh cảng container lớn nhất Việt Nam đang ra sao?
Nhiều dự án căn hộ, nhà phố nằm gần cảng Cát Lái (TP. Thủ Đức) đang có giá bán khá “mềm” so với các khu vực khác của TP.HCM. Hạ tầng quá tải, lưu lượng xe cộ quá lớn là một trong những “lăn tăn” khi sở hữu bất động sản gần cảng container lớn nhất Việt Nam.
-
Mời hãng tàu lớn nhất thế giới về Việt Nam bàn chuyện xây “siêu cảng” Cần Giờ trong tháng 7/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ ngành liên quan phối hợp với TP.HCM trong tháng 7 phải hoàn thiện hồ sơ dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đồng thời mời hãng tàu MSC qua Việt Nam để làm việc về phương án đầu tư dự án này.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Giai đoạn 2025 - 2026: Chặng cuối tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, điểm rơi lợi nhuận của HPG, VCG, HHV, LCG...
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như t...
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...