Đường sắt qua đèo Hải Vân chịu thiệt hại mỗi khi thiên tai xảy ra (ảnh: Đại Dương)
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mới đây đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cấp bách triển khai đầu tư, nâng cấp gia cố đường sắt khu vực đèo Hải Vân để khắc phục các thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 5.
Đơn vị cho biết, kết cấu hạ tầng đường sắt trên khu vực đèo Hải Vân đến thời điểm hiện tại đã xuống cấp do thời gian dài hứng chịu thiên tai, sạt lở. Hiên tuyến đường sắt có nguy cơ cao mất an toàn công trình và an toàn chạy tàu do chưa được đầu tư kịp thời, đúng mức.
Để sớm khắc phục các hạng mục công trình bị hư hỏng, vừa đảm bảo an toàn chạy tàu và nâng cao hiệu quả khai thác, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng xem xét, ưu tiên bố trí khoảng 1.332 tỉ đồng từ ngân sách trung ương cho các công trình khu vực đèo Hải Vân.
Số tiền này sẽ được phân bổ cho 4 hạng mục: Gia cố mái taluy các đoạn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở gây mất an toàn (20 vị trí); cải tạo đường sắt trên tuyến, đường ga (16,31km); cải tạo công trình cầu (15 cầu, tổng chiều dài 358m); cải tạo 3 hầm với tổng chiều dài 1.667m.
Trong giai đoạn trước mắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính cân đối khoảng 600 tỉ đồng và giao cho đơn vị để sớm triển khai các hạng mục trọng yếu trong các năm 2023, 2024.
Đoạn đường sắt khu vực đèo Hải Vân trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM có chiều dài khoảng 20km; với địa hình đặc biệt, đèo cao, vực sâu, nhiều đường cong bán kính nhỏ liên tiếp là một trong các đoạn xung yếu, điểm nghẽn trên tuyến, thường xuyên phải khai thác tàu với tốc độ rất thấp (5km/h, 15km/h) để đảm bảo an toàn.
Gần đây, trong quá trình thực hiện nâng cấp đường sắt Hà Nội - TP.HCM bằng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (dự án 7000 tỉ đồng) và giai đoạn 2021-2025, khu vực đường sắt khu vực đèo Hải Vân chưa được ưu tiên xem xét đầu tư đúng mức.
Bên cạnh đó, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng chưa đáp ứng đủ nhu cầu (mới chỉ đáp ứng được khoảng 50%) nên chất lượng kết cấu hạ tầng trên khu đoạn vẫn còn rất nhiều hạn chế.
-
Chốt phương án đầu tư 65 tỷ USD xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông vận tải thống nhất chọn phương án khai thác tốc độ 180 - 225 km/giờ để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng mức đầu tư 64,8 tỉ USD. Phương án này sẽ được trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
-
Thừa Thiên Huế vừa điều chỉnh nội dung gì trong đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phú Bài?
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn I, II, III, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Đề xuất loạt khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án tại Thừa Thiên Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Tờ trình số 12190/TTr-UBND đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết phê duyệt danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...
-
Có gì đặc biệt trong quy hoạch khu đô thị hơn 185ha, quy mô 20.000 người ở Thừa Thiên Huế?
Khu đô thị phía Bắc, phường Hương An, Hương Sơ, Hương Vinh (TP. Huế) và xã Hương Toàn (Hương Trà) có diện tích hơn 185 ha, quy mô dân số 20.000 người.