Cải tạo lại khu tập thể (KTT) Nguyễn Công Trứ là một trong những dự án cải tạo chung cư cũ đầu tiên của Thủ đô, nhận được sự quan tâm của nhiều cấp, ngành và sự theo dõi sát sao của dư luận kể từ lúc công khai quy hoạch chi tiết 1/500.
Tuy nhiên, mới chỉ GPMB 2 khối nhà đầu tiên A1, A2 của KTT này, chủ đầu tư và các Sở, ngành, TP Hà Nội đã mất rất nhiều thời gian trong công tác di dời.
Hiện trạng
Dự án mang tính “thí điểm”
KTT Nguyễn Công Trứ được xây dựng từ những năm 60-61 của thế kỷ trước là một khu đứng đầu trong danh sách những công trình xuống cấp nghiêm trọng trong nội đô. Mật độ dân cư tại đây đã tăng 2 lần so với thiết kế ban đầu. Trong 14 khu nhà chung cư cũ 4 tầng có 1.292 hộ với 7.000 nhân khẩu sinh sống, trong đó 346 hộ tầng 1 sống dựa vào kinh doanh tại chợ. Có tới 320 hộ (1.350 nhân khẩu) lấn chiếm đất lưu không để xây dựng nhà ở. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở đây cũng đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. 2 tuyến đường trục chính từ phố Nguyễn Công Trứ vào có chiều rộng 5m bị thu hẹp thành ngõ nhỏ đi ra phố Trần Cao Vân, chỉ đủ lưu thông cho xe máy và xe thô sơ.
Được giao nhiệm vụ lập dự án cải tạo KTT Nguyễn Công Trứ từ 2002 - một nhiệm vụ mang tính đột phá, thí điểm để từ đó áp dụng vào việc cải tạo các KTT cũ trong nội đô, phải mất 6 năm điều tra xã hội học, Cty CP Đầu tư Xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội (Cty 7) mới công khai được đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án và lấy ý kiến nhân dân vào 22/8/2008. Qua bản vẽ cho thấy, đây là một khu nhà ở hiện đại, điểm nhấn giữa lòng Thủ đô và hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu về cảnh quan đô thị, không chất tải cho hạ tầng và giao thông, giải bài toán về cải tạo chỗ ở cho hơn 7.000 người dân đang sinh sống tại KTT này.
KTT Nguyễn Công Trứ được xây dựng từ những năm 60-61 của thế kỷ trước là một khu đứng đầu trong danh sách những công trình xuống cấp nghiêm trọng trong nội đô. Mật độ dân cư tại đây đã tăng 2 lần so với thiết kế ban đầu. Trong 14 khu nhà chung cư cũ 4 tầng có 1.292 hộ với 7.000 nhân khẩu sinh sống, trong đó 346 hộ tầng 1 sống dựa vào kinh doanh tại chợ. Có tới 320 hộ (1.350 nhân khẩu) lấn chiếm đất lưu không để xây dựng nhà ở. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở đây cũng đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. 2 tuyến đường trục chính từ phố Nguyễn Công Trứ vào có chiều rộng 5m bị thu hẹp thành ngõ nhỏ đi ra phố Trần Cao Vân, chỉ đủ lưu thông cho xe máy và xe thô sơ.
Được giao nhiệm vụ lập dự án cải tạo KTT Nguyễn Công Trứ từ 2002 - một nhiệm vụ mang tính đột phá, thí điểm để từ đó áp dụng vào việc cải tạo các KTT cũ trong nội đô, phải mất 6 năm điều tra xã hội học, Cty CP Đầu tư Xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội (Cty 7) mới công khai được đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án và lấy ý kiến nhân dân vào 22/8/2008. Qua bản vẽ cho thấy, đây là một khu nhà ở hiện đại, điểm nhấn giữa lòng Thủ đô và hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu về cảnh quan đô thị, không chất tải cho hạ tầng và giao thông, giải bài toán về cải tạo chỗ ở cho hơn 7.000 người dân đang sinh sống tại KTT này.
Phối cảnh
Vì mục tiêu phát triển
Đến đầu tháng 9/2010, đã có 114/173 hộ dân nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng, 58 hộ chưa nhận tiền, trong đó 13 hộ không đồng thuận vì một số lý do: Yêu cầu tái định cư (TĐC) phải rõ ràng và được bốc thăm nhà tái định cư (trên bản vẽ) trước khi tạm cư; yêu cầu được bố trí căn hộ TĐC với diện tích lớn; đất cơi nới liền kề phải được đền bù 100% và hưởng tiêu chuẩn TĐC... Tuy nhiên, chính chủ đầu tư đã gặp khó khăn rất nhiều từ khâu lập dự án và chịu lỗ khoảng 2.640 tỷ đồng. Theo quy hoạch chung Thủ đô (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998) và quy hoạch chi tiết 1/2000 Q.Hai Bà Trưng, với mật độ xây dựng 45%, hệ số sử dụng đất 1,8 lần, chắc chắn dự án sẽ mất cân đối lớn. Chưa kể, dân số tại khu này đã vượt mật độ quy hoạch tới xấp xỉ 2 lần, không thể bảo đảm TĐC 100% như nhu cầu của người dân. Nhưng nếu nâng hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng để bảo đảm cân đối kinh phí cũng như chỗ ở thì hạ tầng kỹ thuật, xã hội khu vực lại chịu sự chất tải quá lớn, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông…
Vấn đề cũng đến từ việc các hộ không hài lòng với cách bố trí TĐC của chủ đầu tư bởi nhân khẩu mỗi hộ một khác và hệ số 1,4 (chính sách nhà đổi nhà áp dụng cho TĐC). “Nhiều nhà có 6 người đều ăn ở thường xuyên mà chỉ được TĐC trong căn hộ diện tích bằng với hộ khác có 3 người trong khẩu là không hợp lý” - Ông Vũ Trường Cung (số nhà 56, A2) - một trong 13 hộ không đồng ý cho đo đạc và thi công khoan thăm dò tại 2 khu A1, A2 (PV). Yêu cầu “TĐC phải rõ ràng và được bốc thăm nhà tái định cư (trên bản vẽ) trước khi tạm cư” của 13 hộ này cũng là điều dễ hiểu (bởi điều đó gắn với lợi ích sát sườn của người dân) nhưng quy định chung lại không cho phép thỏa mãn những điều kiện mang tính riêng tư của mỗi hộ. Thực tế cho thấy Cty 7 và UBND phường đã rất tích cực trong việc tuyên truyền vận động và giải thích cho người dân về chính sách tạm cư và TĐC của dự án (qua các cuộc họp UBND, HĐND, loa đài, thậm chí gửi văn bản thẳng tới hộ dân khi hộ dân đó không chịu đến họp) kể từ hơn 1 năm nay nhưng vẫn không nhận được sự hợp tác từ một số hộ bởi những yêu cầu như vậy.
Hoàn toàn hiểu được việc có tới 114/173 hộ đồng ý nhận đền bù với phương án tạm cư và TĐC của chủ đầu tư bởi mọi điều đều rất rõ ràng và có lợi cho người dân: vị trí căn hộ tạm cư được bốc thăm công khai, khi di chuyển về nhà TĐC sẽ được hỗ trợ thêm 3 triệu đồng, hệ số quy đổi nhà tái định cư là 1,4, chính sách nhà đổi nhà (TĐC), được mua thêm (nếu có nhu cầu) căn hộ khác theo giá suất đầu tư mét vuông sàn căn hộ nhân với hệ số 1,2 và trả tiền 1 lần, đối với tiền hỗ trợ di chuyển về căn hộ TĐC sẽ được UBND Q.Hai Bà Trưng phê duyệt sau khi các hộ đã bốc thăm căn hộ. Chủ đầu tư, UBND quận, UBND phường, Ban GPMB quận đang nỗ lực để hoàn thành GPMB cho dự án trong tháng 10 này.
Thiết nghĩ, mọi yêu cầu về lợi ích khi tạm cư và TĐC của một bộ phận người dân còn lại dù có phần “phi lý và ngoài luật”, cũng nên được giải quyết trên cơ sở hài hoà giữa trách nhiệm và lợi ích của người dân, Nhà nước và chủ đầu tư vì mục tiêu phát triển Thủ đô và đáp ứng nhu cầu an sinh - xã hội của hơn 7.000 người dân đang mong đợi từng ngày được trở lại “an cư lạc nghiệp” trên khu Nguyễn Công Trứ mới hiện đại và văn minh.
Đến đầu tháng 9/2010, đã có 114/173 hộ dân nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng, 58 hộ chưa nhận tiền, trong đó 13 hộ không đồng thuận vì một số lý do: Yêu cầu tái định cư (TĐC) phải rõ ràng và được bốc thăm nhà tái định cư (trên bản vẽ) trước khi tạm cư; yêu cầu được bố trí căn hộ TĐC với diện tích lớn; đất cơi nới liền kề phải được đền bù 100% và hưởng tiêu chuẩn TĐC... Tuy nhiên, chính chủ đầu tư đã gặp khó khăn rất nhiều từ khâu lập dự án và chịu lỗ khoảng 2.640 tỷ đồng. Theo quy hoạch chung Thủ đô (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998) và quy hoạch chi tiết 1/2000 Q.Hai Bà Trưng, với mật độ xây dựng 45%, hệ số sử dụng đất 1,8 lần, chắc chắn dự án sẽ mất cân đối lớn. Chưa kể, dân số tại khu này đã vượt mật độ quy hoạch tới xấp xỉ 2 lần, không thể bảo đảm TĐC 100% như nhu cầu của người dân. Nhưng nếu nâng hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng để bảo đảm cân đối kinh phí cũng như chỗ ở thì hạ tầng kỹ thuật, xã hội khu vực lại chịu sự chất tải quá lớn, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông…
Vấn đề cũng đến từ việc các hộ không hài lòng với cách bố trí TĐC của chủ đầu tư bởi nhân khẩu mỗi hộ một khác và hệ số 1,4 (chính sách nhà đổi nhà áp dụng cho TĐC). “Nhiều nhà có 6 người đều ăn ở thường xuyên mà chỉ được TĐC trong căn hộ diện tích bằng với hộ khác có 3 người trong khẩu là không hợp lý” - Ông Vũ Trường Cung (số nhà 56, A2) - một trong 13 hộ không đồng ý cho đo đạc và thi công khoan thăm dò tại 2 khu A1, A2 (PV). Yêu cầu “TĐC phải rõ ràng và được bốc thăm nhà tái định cư (trên bản vẽ) trước khi tạm cư” của 13 hộ này cũng là điều dễ hiểu (bởi điều đó gắn với lợi ích sát sườn của người dân) nhưng quy định chung lại không cho phép thỏa mãn những điều kiện mang tính riêng tư của mỗi hộ. Thực tế cho thấy Cty 7 và UBND phường đã rất tích cực trong việc tuyên truyền vận động và giải thích cho người dân về chính sách tạm cư và TĐC của dự án (qua các cuộc họp UBND, HĐND, loa đài, thậm chí gửi văn bản thẳng tới hộ dân khi hộ dân đó không chịu đến họp) kể từ hơn 1 năm nay nhưng vẫn không nhận được sự hợp tác từ một số hộ bởi những yêu cầu như vậy.
Hoàn toàn hiểu được việc có tới 114/173 hộ đồng ý nhận đền bù với phương án tạm cư và TĐC của chủ đầu tư bởi mọi điều đều rất rõ ràng và có lợi cho người dân: vị trí căn hộ tạm cư được bốc thăm công khai, khi di chuyển về nhà TĐC sẽ được hỗ trợ thêm 3 triệu đồng, hệ số quy đổi nhà tái định cư là 1,4, chính sách nhà đổi nhà (TĐC), được mua thêm (nếu có nhu cầu) căn hộ khác theo giá suất đầu tư mét vuông sàn căn hộ nhân với hệ số 1,2 và trả tiền 1 lần, đối với tiền hỗ trợ di chuyển về căn hộ TĐC sẽ được UBND Q.Hai Bà Trưng phê duyệt sau khi các hộ đã bốc thăm căn hộ. Chủ đầu tư, UBND quận, UBND phường, Ban GPMB quận đang nỗ lực để hoàn thành GPMB cho dự án trong tháng 10 này.
Thiết nghĩ, mọi yêu cầu về lợi ích khi tạm cư và TĐC của một bộ phận người dân còn lại dù có phần “phi lý và ngoài luật”, cũng nên được giải quyết trên cơ sở hài hoà giữa trách nhiệm và lợi ích của người dân, Nhà nước và chủ đầu tư vì mục tiêu phát triển Thủ đô và đáp ứng nhu cầu an sinh - xã hội của hơn 7.000 người dân đang mong đợi từng ngày được trở lại “an cư lạc nghiệp” trên khu Nguyễn Công Trứ mới hiện đại và văn minh.
Ông Trần Mạnh Dũng - GĐ Cty CP Đầu tư Xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội: Phương án cải tạo KTT Nguyễn Công Trứ hiện đã được UBND TP Hà Nội và Liên ngành Thành phố chấp nhận về nguyên tắc là mật độ xây dựng 47%, hệ số sử dụng đất 6,4 lần. Phương án này không vượt quá xa so với tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm định cư tại chỗ và đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật khu vực. Dự án tạo ra một phần diện tích sàn để kinh doanh, giảm hỗ trợ của Nhà nước. Trên cơ sở phương án này, khu Nguyễn Công Trứ mới sẽ có 9 khối nhà cao trung bình 14 tầng, trong đó khối nhà cao nhất 27 tầng được bố trí ở lõi và chiều cao công trình sẽ giảm dần ra xung quanh để phù hợp cảnh quan khu vực, đồng thời tạo điểm nhấn kiến trúc. Mỗi căn hộ có diện tích bình quân 30 - 50m2, cùng những căn hộ có diện tích lớn hơn để đáp ứng nguyện vọng tăng diện tích ở của người dân. Toàn bộ tầng 1 dành cho sinh hoạt chung và cho thuê dịch vụ. Đường giao thông nội bộ sẽ có mặt cắt từ 8,5 - 13,5m. Ngoài ra 2 tuyến đường Ngô Thì Nhậm và Yên Bái sẽ được mở thông ra đường Trần Khát Chân để giảm sức ép lên hạ tầng khu vực. Giữa các khu nhà là vườn hoa, bãi đỗ xe, tạo không gian sinh hoạt chung cho cộng đồng. |
Cafeland.vn - Theo Báo Xây dựng
VIP
Sở hữu căn hộ cao cấp 68,2m2 gồm 2PN + 2WC + NTCC sát Phạm Văn Đồng chỉ 915triệu
91,500- 68.2m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
Căn Hộ Cao Cấp sát Vincom Dĩ An cách Q1 19km giá cạnh tranh chỉ 1,6 - 1,8 tỷ/căn
Thương lượng- 0m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
Quận 6-Hai tầng Full nội thất -68m2 ngang hơn 5M
6 tỷ 590 triệu- 68m2
Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0933000***
VIP
Suất nội bộ cuối cùng căn 2 ngủ 2tỷ3 70m2 giá tốt nhất: Liên hệ 0765502237
2 tỷ 320 triệu- 70m2
Cái Răng, TP. Cần Thơ
Hôm nay
0765502***
VIP
2 TỶ 3 CHIẾT KHẤU 8% LIỀN TAY TẶNG VÀNG RỒNG 9999
3 tỷ 200 triệu- 70m2
Cái Răng, TP. Cần Thơ
Hôm nay
0765502***
VIP
Lô đất 150m2 mặt tiền D7 giá 1.050tr. Tặng Shophouse đang cho thuê giá 4tr/tháng
1 tỷ 50 triệu- 150m2
Bàu Bàng, Bình Dương
Hôm nay
0986000***
VIP
bán Nhà sổ riêng mặt tiền Buôn Bán Thái Hòa tân uyên bình dương 3 tỷ 100 triệu
3 tỷ 100 triệu- 90m2
Tân Uyên, Bình Dương
Hôm nay
0964567***
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland