Khi ngày càng nhiều công ty cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, hầu hết sẽ tìm cách cắt giảm lượng khí thải từ văn phòng làm việc và nhà máy của mình. Do đó, nhu cầu về các tòa nhà ít phát thải carbon sẽ vượt xa nguồn cung hiện có.
Guy Grainger, người đứng đầu toàn cầu về dịch vụ bền vững và tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị) của JLL, cho biết: “Chúng ta đang ở trong một thế giới mới, nơi việc không tham gia vào quá trình khử carbon sẽ khiến các khoản đầu tư trở nên lỗi thời về mặt kinh tế trong vài năm tới. Còn đối với khách thuê, nhu cầu chứng tỏ các cam kết về môi trường của họ sẽ tạo ra một cuộc chạy đua giữa các tòa nhà về tính năng giảm thải carbon - yếu tố mới quyết định giá cho thuê”.
Số lượng các công ty cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 trong hoạt động kinh doanh vào năm 2050 đã tăng lên trong các năm gần đây, với 7.600 công ty trên toàn thế giới đã đăng ký Sáng kiến Mục tiêu Dựa trên Khoa học.
Cứ 3 hợp đồng thuê gắn liền với cam kết carbon thì có 1 hợp đồng sẽ hết hạn sau chưa đầy 24 tháng. Hợp đồng thuê trung bình là từ 7 đến 10 năm, có nghĩa là nhiều hợp đồng thuê sẽ có thời hạn đến năm 2030, thời điểm quan trọng để đánh giá sơ bộ các mục tiêu đã đặt ra của nhiều doanh nghiệp.
Theo JLL, chỉ 30% nhu cầu trong tương lai về không gian làm việc ít carbon được đáp ứng vào năm 2030. Tại London, nhu cầu về văn phòng ít carbon dự kiến sẽ vượt quá nguồn cung 35% vào năm 2030. Tại Paris, con số này tăng lên 54% và ở New York, ước tính khoảng 65% nhu cầu sẽ không được đáp ứng. Bên cạnh đó, khoảng 25% nguồn cung văn phòng hiện tại có nguy cơ trở nên lỗi thời về mặt chức năng trong 5 năm tới.
Nghị viện châu Âu cũng vừa thông qua một đạo luật mới yêu cầu các quốc gia thành viên thúc đẩy việc cải tạo các tòa nhà để tiết kiệm năng lượng hơn và giảm lượng khí thải carbon của Liên minh châu Âu.
Theo đó, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sẽ phải áp dụng các tiêu chuẩn mới cho các tòa nhà không phải nhà ở, như văn phòng hoặc bệnh viện, và sẽ có thể sử dụng nguồn vốn của Liên minh châu Âu để giúp chúng tiết kiệm năng lượng hơn. Các tòa nhà hiện sử dụng 40% tổng năng lượng tiêu thụ của toàn Liên minh châu Âu và hầu hết được sưởi ấm bằng nhiên liệu hóa thạch.
-
Việt Nam đang có bao nhiêu công trình xanh đạt chuẩn?
Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết quý 2/2023, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng 300 công trình, với tổng diện tích khoảng trên dưới 7 triệu m2 sàn xây dựng.
-
Nghịch lý trên thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ trong năm 2025
Việt Nam đang trong tiến trình phục hồi sau những năm khủng hoảng từ đại dịch và kinh tế, thu nhập người dân vẫn còn đang yếu trong khi giá bất động sản ngày một tăng cao. Nghịch lý này sẽ được giải quyết trong năm 2025, khi các dự án vướng mắc pháp ...
-
TP.HCM vẫn đối mặt với “cơn khát” chung cư vào năm sau
Theo số liệu từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, cơn khát nguồn cung nhà ở TP.HCM nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2025 khi nguồn cung ra thị trường chưa thực sự mạnh mẽ.
-
Làn sóng FDI dự báo bùng nổ trở lại vào năm 2025
Thực tế thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024 đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị mới, giới chuyên gia đầu ngành dự báo, làn sóng đầu tư sẽ bùng nổ trở lại trong năm 2025, khi các doanh nghiệp FDI đã và đang mở ...