17/04/2018 8:50 AM
CafeLand – Hiện nay, hầu hết quốc gia trên thế giới đều thực hiện thu thuế tài sản. Thuế tài sản ở các nước thể hiện vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỷ lệ trung bình 3 – 4% ở các nước phát triển, tỷ lệ này lên đến 8% ở một số nước phát triển như Nhật Bản.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, điều quan trọng là thuế thu được dùng vào mục đích gì, và ở các nước phát triển thì hầu hết đều công khai khá rõ. Người dân nộp thuế cao và hưởng phúc lợi xã hội cao tương ứng.

Châu Á

Tại Hàn Quốc, mức thuế dao động từ 0,2 – 0,5%, đối với đất ở, 4% đối với đất xây dựng sân golf và khu du lịch hạng sang. Còn đối với nhà ở thông thường, mức thuế sẽ từ 0,1 – 0,4%. Các nhà máy ở khu dân cư phải chịu mức thuế 0,5% nhưng ở vùng có mật độ dân số lớn, mức thuế này có thể tăng đến 250%.

Ngoài ra, đất và nhà ở có giá trị vượt ngưỡng quy định còn phải nộp thuế bất động sản với thuế suất từ 0,5 – 2%. Đối với các tòa nhà mục đích khác sẽ được áp dụng mức thuế suất 0,25%.

Cũng tại quốc gia này, nhà ở sử dụng cho các mục đích xa xỉ thưởng bị đánh thuế rất cao.

Trong khi đó, tại vùng lãnh thổ Đài Loan cũng quy định thuế đất 0,2 – 5% tùy từng loại đất, diện tích. Còn đối với thuế nhà, quốc gia này áp dụng mức thuế 1,2 – 2% đối với nhà chung cư; khoảng 1,4% đối với nhà riêng; 3 – 5% đối với công trình thương mại.

Bên cạnh đó, quốc gia Brunei chỉ đánh thuế nhà (gồm cả nhà phố thương mại) với mức 12% giá trị, mặc dù đất nước này được xếp trong hàng giàu có của khu vực Đông Nam Á.

Các quốc gia khác như Philippines quy định các loại nhà chịu thuế gồm nhà ở, nhà kinh doanh, đất ở, đất xây dựng công trình với mức thuế 2% ở Manila và 1% ở tỉnh khác; Campuchia quy định thu thuế đối với nhà ở, tòa nhà và công trình trên đất có giá trị trên 100 triệu KhR (tương đương 24.900 USD) với mức thuế 0,1%.

Chính sách thuế này đã được áp dụng tại Campuchia từ năm 2010 và đến nay, mức sống tại quốc gia này luôn nằm trong danh sách thấp nhất thế giới. Ngoài ra, các loại thủ tục và chi phí chuyển đổi bất động sản của Campuchia cũng rất dễ dàng.

Chưa hết, tại Singapore, các bất động sản nhà ở với mức giá dưới 8.000 USD được hưởng thuế bất động sản bằng 0. Đây chủ yếu là căn hộ có một và hai phòng. Ngoài ra, mức thuế tài sản sẽ dao động từ 4 – 16% giá trị đối với nhà, đất vượt ngưỡng, trong đó nhà thương mại, nhà công nghiệp là 10%. Còn thuế bất động sản đối với nhà bỏ trống dao động từ 10 – 20%.

Trong khi Indonesia chỉ áp thuế 0,5% đối với nhà, đất có giá trị vượt 8.000.000 Rp (gần 600 USD).

Châu Âu

Tại các nước Bắc Âu và Tây Âu như Thụy Sỹ, mức thuế dao động từ 0,5 – 3%; Phần Lan từ 1,2 – 2%. Tuy nhiên ở Phần Lan, với đất thương mại, công nghiệp, nhà đất có giá trị vượt 29.200 USD sẽ áp dụng mức thuế cao hơn gấp 1,3 lần.

Khu vực các quốc gia Đông Âu và Nam Âu như Hungary, mức thuế suất khoảng 1,5% và Hy Lạp từ 0,3 – 0,8%.

Trong khi đó tại Anh, tùy theo giá trị ngôi nhà thuộc khoảng nào mà có tỷ lệ đánh thuế khác nhau. Với căn nhà thứ 2, thuế phải đóng ở mức cao hơn đến 3%. Quốc gia này cũng áp thuế 7,5% đối với nhà, đất bỏ trống từ 2 năm trở lên.

Cụ thể, đối với nhà thứ nhất ở Anh, mức thuế hiện tại được tính lũy tiến 5 bậc dựa trên giá trị nhà. Với bậc thấp nhất, nhà ở có giá trị dưới 125.000 Bảng Anh sẽ được miễn hoàn toàn thuế, trong khi ở mức cao hơn là từ 125.001 – 250.000 Bảng Anh, thuế suất chỉ 2%.

Theo số liệu từ chính phủ Anh, đa số hộ gia đình Anh hiện sở hữu một nhà ở trị giá dưới 250.000 Bảng Anh, mức thuế chỉ khoảng 0 – 2%. Các bậc thuế tiếp theo từ 5 – 12% chủ yếu đánh vào tầng lớp từ thu nhập trung bình khá tới nhóm siêu giàu tại Anh.

Châu Mỹ

Tại Mỹ, người sở hữu nhà kể từ khi bắt đầu sở hữu, phải đóng thuế đất cho địa phương. Việc đánh thuế bất động sản do các tiểu bang quy định, mỗi tiểu bang có thuế suất khác nhau. Giá trị bất động sản ở các bang cũng khác nhau. Như tại một số quận tại tiểu bang New York, mức thuế suất áp dụng lên tới hơn 3%. Đây cũng là khu vực có giá bất động sản cao khiến tiền thuế đất nộp hàng năm của quận thuộc hạng cao. Trong khi ở nhiều khu vực, thuế suất thuế tài sản dưới 0,5%.

Tại quốc gia này, người sở hữu nhà kể từ khi bắt đầu sở hữu đều phải đóng thuế đất cho địa phương. Việc đánh thuế bất động sản này do các tiểu bang quy định.

Điển hình như một số quận tại tiểu bang New York, mức thuế đất được áp dụng lên tới hơn 3%. Đây cũng là khu vực có giá bất động sản cao khiến tiền thuế đất nộp hàng năm của quận được xêp vào hàng cao ngất ngưỡng. Trong khi ở nhiều khu vực khác, thuế suất thuế tài sản dưới 0,5%.

Khoản thuế bất động sản này được nhiều địa phương ở Mỹ coi là nguồn thu chính cho ngân sách dùng để chi cho trường học, bệnh viện, công viên, xây dựng đường sá...

Tóm lại, đánh thuế bất động sản tại các quốc gia là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách chính quyền, cân bằng thị trường, cân bằng mức cung – cầu, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ để có hướng xây dựng luật phù hợp với thực tế. Điều quan trọng là việc đánh thuế phải đi đôi với công khai minh bạch và quản lý được các nguồn thu của cá nhân, đảm bảo tính chính xác, công bằng và không gây bức xức trong dư luận.

Chủ đề: Thuế nhà đất
Mai Phương (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.