Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 ngày 4/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong nước theo xu hướng tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Cùng với đó, các chỉ tiêu bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát tốt.
Các nước đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam
Tăng trưởng được thúc đẩy bởi cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Các dự án tồn đọng kéo dài, với tổng số vốn khoảng 240 tỷ USD và hơn 200.000 ha đất đang được giải quyết tích cực.
Cho biết các tổ chức uy tín quốc tế, các nước, đối tác đánh giá cao những nỗ lực, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tuy đạt nhiều thành tựu quan trọng, song nền kinh tế còn những bất cập và khó khăn, thách thức còn rất lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2025. Ảnh: VGP
Trong đó sức ép điều hành kinh tế vĩ mô; sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực khó khăn. Thị trường bất động sản chưa cải thiện nhiều; thị trường vàng còn nhiều diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không có xuất xứ, an toàn thực phẩm diễn biến phức tạp. Xuất khẩu được thúc đẩy, nhất là các thị trường lớn, truyền thống và thị trường mới, như Trung Quốc, Brazil, Nhật Bản, các sản phẩm mới, như thực phẩm Halal… song cần tiếp tục đẩy mạnh hơn. Thủ tục hành chính có nơi còn rườm rà.
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 6 và thời gian tới, đặc biệt phân tích bối cảnh tình hình có gì mới, có gì khác; các khó khăn, thách thức.
Giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc rõ rệt
Báo cáo tại phiên họp, Bộ Tài chính cho biết tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2025 tiếp tục chuyển biến tích cực, tốt hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tính chung 5 tháng tăng 8,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Ngành du lịch tăng trưởng tích cực với lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đạt hơn 9,2 triệu lượt người, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là điểm sáng. Tổng vốn FDI đăng ký trong 5 tháng đạt 18,4 tỷ USD, tăng 51,1%. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 8,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 3,21% so với cùng kỳ. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục điều chỉnh giảm, nhất là lãi suất cho vay ngắn hạn. Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đạt gần 58% dự toán, tăng 24,5% so với cùng kỳ, trong khi chi ngân sách Nhà nước tăng 27,7%.
-
Tin vui cho các công trình, dự án và khu đất đang gặp vướng mắc ở TP.HCM
Văn phòng UBND TP.HCM vừa ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố về xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn trong năm 2025.
-
Ưu tiên gỡ vướng, cấp sổ hồng cho người mua nhà trước
Ngày 30-5, Tổ Công tác 5013 gồm ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổ trưởng, Giám đốc Sở NN-MT TPHCM, cùng lãnh đạo các sở, ngành, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố, làm việc với đại diện chủ đầu tư (CĐT) của 7 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TPHCM.
-
Hàng loạt dự án lớn tại TP.HCM đón tin vui, trong đó có "siêu dự án" 2,5 tỷ USD tại Hóc Môn
Dự án đô thị Đại học Quốc tế đã được xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết. Với 5 dự án còn lại, trong đó có dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng, các bộ, ngành, TP.HCM đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết để tháo gỡ.








-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
Thanh tra Chính phủ chủ trì rà soát các dự án có khó khăn, vướng mắc trên cả nước
Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát các dự án có khó khăn, vướng mắc; xây dựng kế hoạch, quy trình thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra....
-
Đẩy nhanh gỡ vướng pháp lý dự án
Tại khu vực phía Nam, nhiều dự án nhà ở bị đình trệ nhiều năm do vướng pháp lý đang được chính quyền các địa phương đẩy nhanh tốc độ gỡ vướng để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.