Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Đó là một trong những ý ông Hà phát biểu trong phiên trả lời chất vấn về vấn đề phát triển nhà ở xã hội tại kỳ họp Quốc hội ngày 6-11.
Theo ông Hà, nhu cầu nhà ở xã hội hiện nay rất lớn. Ước tính đến năm 2020, cả nước cần khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội. Nhà nước cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nhà ở xã hội. Chính phủ đã có một chương trình riêng về phát triển nhà xã hội với các biện pháp như miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn, giảm một số các loại thuế, trợ giúp đầu tư hạ tầng của khu vực cho dự án phát triển nhà ở xã hội (đối với doanh nghiệp), hỗ trợ lãi suất (đối với người mua).
Đến nay, cả nước đã xây dựng được 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó có 2,8 triệu m2 cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và 2,3 triệu m2 cho công nhân ở khu công nghiệp.
"Kết quả này cho thấy sự cố gắng, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu, mới giải quyết được 41,5%", ông Hà nói.
Vị tư lệnh ngành xây dựng cho rằng, vướng mắc lớn nhất trong phát triển nhà ở xã hội hiện nay là cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội. Thủ tục đầu tư xây dựng, phê duyệt giá bán, phê duyệt đối tượng mua nhà còn nhiều điểm bất cập.
Bên cạnh đó, thiếu nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho người mua nhà ở theo quy định pháp luật cũng là một nguyên nhân quan trọng khác.
“Theo yêu cầu, chúng ta phải dành 9.000 tỉ đồng ngân sách để hỗ trợ, nhưng hiện nay mới bố trí được khoảng 4.000 tỉ”, ông Hà cho biết.
Ngoài ra, các địa phương cũng chưa bố trí đủ quỹ đất cho nhà ở xã hội, chưa quan tâm xây dựng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chưa quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tham gia vào nhà ở xã hội.
Bộ trưởng Xây dựng cho biết thêm, Chính phủ đã ban hành quy chuẩn quốc gia, quy định về diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2. Đây là các điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư bố trí căn hộ trong các dự án.
Về giải pháp, ông Hà cho rằng, trước hết cần rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các loại quy hoạch, nhất là quy hoạch 1/500 ở các đô thị để tạo điều kiện phê duyệt các dự án nhà ở xã hội.
Tiếp đến là bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, tăng cường đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào để có tính kết nối giữa khu vực phát triển nhà ở xã hội và các khu vực khác của đô thị.
“Tới đây, Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định 100 để tạo các cơ chế, chính sách đột phá hơn, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, tạo các cơ hội thuận lợi hơn cho người dân mua nhà ở xã hội", ông Hà nói.
Vị này cũng cho biết Bộ Xây dựng đang báo cáo Chính phủ để ra một chính sách hỗ trợ nhà ở giá thấp có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán từ 15 triệu đồng/m2. Hiện cơ cấu nhà ở đô thị có diện tích nhỏ và giá dưới 1 tỉ đồng rất khan hiếm.
-
Nhiều bất cập trong đặt cọc thuê nhà ở xã hội
Tiền đặt cọc tối thiểu khi thuê nhà ở xã hội là giao kết dân sự nên để các bên tự thỏa thuận thay vì giới hạn.
-
Nhà ở xã hội có được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng?
Xin hỏi, đối tượng được mua NOXH thì có được dùng NOXH để thế chấp vay vốn ngân hàng?
-
TP.HCM xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội, giá cao nhất dự kiến 235.000 đồng/m2/tháng
UBND TP.HCM có dự thảo quyết định ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng theo dự án; giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn....
-
Thủ tướng yêu cầu triển khai gấp gói 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội, nguồn tiền không phụ thuộc vào các ngân hàng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội....