Mới đây, Bộ Xây dựng có báo Thủ tướng về việc xử lý thông tin báo chí nêu về ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán cung - cầu.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay, cả nước đầu tư 92 dây chuyền, với tổng công suất trên 122 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, năm 2024, tổng sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ chỉ khoảng 95 triệu tấn, trong nước khoảng 65,3 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 29,7 triệu tấn. Như vậy, các dây chuyền sản xuất xi măng chỉ hoạt động trung bình khoảng 77% tổng công suất thiết kế.
Năm 2024, tổng sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ chỉ khoảng 95 triệu tấn
Bộ Xây dựng cho biết, từ năm 2011, việc đầu tư sản xuất xi măng thực hiện theo quy hoạch của Thủ tướng về phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2020 và định hướng 2030 tại quyết định số 1488 (viết tắt là Quy hoạch 1488).
Năm 2015 tiêu thụ 72,7 triệu tấn, bằng 98% so với quy hoạch; năm 2020 tiêu thụ 100,2 triệu tấn/năm, bằng 107% so với quy hoạch. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, nguồn cung xi măng tăng lên do Luật Quy hoạch 2017 bãi bỏ Quy hoạch 1488.
Việc đầu tư các dây chuyền xi măng theo cơ chế thị trường và được thực hiện theo pháp luật về đầu tư, thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh. Do đó, các địa phương đã chấp thuận chủ trương đầu tư 13 dây chuyền công nghệ hiện đại với tổng công suất thiết kế 35,3 triệu tấn mỗi năm.
Trước tình hình các nhà máy xi măng có xu thế tăng nhanh, Bộ Xây dựng trình Thủ tướng ban hành quyết định về chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng 2050, trong đó đưa ra lộ trình đầu tư các nhà máy xi măng.
Cụ thể, tổng công suất thiết kế đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm.
Năm 2021, Bộ Xây dựng cũng có văn bản gửi UBND các địa phương yêu cầu trước khi xem xét, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án sản xuất xi măng cần cân nhắc tránh đầu tư tràn lan, dẫn đến cung vượt cầu, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Trước đó, tháng 6/2024, Thủ tướng đã chủ trì hội nghị nhằm tìm ra các biện pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng và ban hành Chỉ thị về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.
Về dài hạn, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy hoạch lĩnh vực xi măng vào danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành trong Luật Quy hoạch.
Tuy nhiên, một khó khăn mà Bộ Xây dựng nêu lên là đề xuất này Bộ đã có văn bản góp ý, phân tích, đánh giá tình hình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ clinker và xi măng nhưng Luật số 57/2024 được Quốc hội thông qua hồi tháng 11/2024 lại không có nội dung Bộ đã đề xuất.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong năm 2025 sẽ tăng khoảng 2-3% so với năm 2024, đạt mức 95 - 100 triệu tấn. Trong đó tiêu thụ nội địa dao động từ 60 - 65 triệu tấn, còn xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 30 - 35 triệu tấn.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, 2 nhóm vướng mắc lớn nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất.
Để kích cầu, VNCA đã kiến nghị Chính phủ có biện pháp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng thông qua phát triển nhà ở, kết cấu hạ tầng, đường giao thông và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới. Việc tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng không chỉ giúp nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình mà còn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn..
-
Ngành xi măng Việt Nam năm 2025 sẽ ra sao?
Theo VNCA, nhu cầu tiêu thụ xi măng được dự báo có khả năng tăng trưởng nhẹ trong năm 2025, sự phục hồi này chủ yếu phụ thuộc chính vào tăng trưởng của ngành xây dựng.
-
122 triệu tấn xi măng và bài toán dư thừa: Thủ tướng yêu cầu báo cáo gấp tình hình
Hiện nguồn cung xi măng toàn quốc đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn đến dư thừa nguồn cung. Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu thông tin để xử lý theo đúng quy định.
-
Doanh nghiệp xi măng thua lỗ, Thủ tướng ra chỉ đạo gỡ khó với chính sách thuế mới
Theo Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 34 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất từ 1 đến 6 tháng, trong đó một số dây chuyền phải dừng cả năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng thua lỗ...








-
Vay nợ hơn 10.600 tỷ đồng, Xi măng Xuân Thành đang kinh doanh ra sao?
Tính đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Xi măng Xuân Thành gần 14.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng là hơn 10.600 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp xi măng hơn 30 năm tuổi tại Đà Nẵng lên kế hoạch… lỗ hàng chục tỷ đồng
Sau khi thua lỗ 2 năm liên tiếp, Xi măng Vicem Hải Vân lên kế hoạch cho 6 tháng đầu năm 2025 với doanh thu đạt 202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 17 tỷ đồng.
-
Bộ trưởng Xây dựng chỉ đạo nóng đối với Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam sau 2 năm liền lỗ hơn nghìn tỷ
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu Tổng Công ty Xi măng Việt Nam điều chỉnh ngay kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặt mục tiêu có lãi trong năm 2025 sau 2 năm liên tiếp thua lỗ nghìn tỷ.