Trong đó, 10 thủ tục hành chính cấp Trung ương gồm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng, thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng...
Bên cạnh đó, 55 thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm 22 thủ tục hành chính do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, 23 thủ tục hành chính do ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thực hiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành 65 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đầu tư. Ảnh: Việt Linh
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bãi bỏ 56 thủ tục hành chính được ban hành tại Quyết định số 1038/QĐ-BKHĐT ngày 28/7/2017 như quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng, quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội (đối với dự án không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Song song đó, bãi bỏ 2 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 814/QĐ-BKHĐT là trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án sân golf thuộc thẩm quyền của Thủ tướng (đối với dự án thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 20,9 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4%, còn vốn địa phương quản lý đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5 gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ.
Trong đó, 613 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8,83 tỷ USD, giảm 49,4% về số dự án nhưng tăng 18,6% về số vốn đăng ký. Có 342 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,86 tỷ USD, tăng 11,7%. Trong khi đó, có 1.422 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 1,31 tỷ USD, giảm 56,3%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm có 21 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư 143,5 triệu USD, đồng thời có 9 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 403,2 triệu USD.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) trong 5 tháng đạt 546,7 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
-
Savills: Việt Nam là thị trường có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài
CafeLand - Năm 2020 và quý I/2020, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào thị trường bất động sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Lý do chính dẫn đến điều này là ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các vấn đề pháp lý liên quan.