Chiều 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo khái quát về tình hình thế giới, nhận định, dự báo và quan điểm điều hành. Đồng thời nêu một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chủ động ứng phó trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
Kinh tế nhiều khó khăn, thách thức
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến động rất nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều diễn biến mới, chưa từng có tiền lệ, rất khó dự báo hoặc không thể dự báo; rủi ro, bất định ngày càng gia tăng, biến động chính sách ngày càng nhanh.
Các yếu tố bao gồm xung đột Nga - Ukraine; suy giảm tăng trưởng và lạm phát tăng cao tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước phát triển; tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc; đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh VGP
Bên cạnh đó là việc điều chỉnh đảo ngược nhanh, mạnh các chính sách tiền tệ, tài khóa của nhiều nền kinh tế lớn; thiên tai, lũ lụt, hạn hán và nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, lương thực…
Nền kinh tế trong nước có bước phục hồi tích cực. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận rằng áp lực và thách thức trong những tháng cuối năm 2022, năm 2023 đang ngày càng gia tăng. Tăng trưởng kinh tế trong quý 3/2022 mặc dù dự báo đạt cao, nhưng trên nền tăng trưởng quý 3/2021 rất thấp.
Theo đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tuy đã phục hồi nhưng còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao, tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở một số địa phương.
Giá cả hàng hóa thế giới, giá xăng dầu tuy có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng khó dự báo, tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước. Những yếu tố này chưa thể giải quyết dứt điểm trong ngắn hạn.
Thu hút FDI gặp nhiều khó khăn, FDI đăng ký cấp mới 8 tháng chỉ bằng 56,1% so với cùng kỳ, ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực FDI. Chất lượng FDI chậm được cải thiện, thiếu các dự án có quy mô lớn.
Xuất khẩu đối mặt với thách thức không nhỏ, thị trường bị thu hẹp khi kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển có nguy cơ rơi vào suy thoái, làm gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế.
Chứng khoán bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro
Bên cạnh đó, đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn, tỷ lệ giải ngân tương tự mọi năm, chưa có chuyển biến đáng kể. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/8/2022 đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (40,6%).
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra một số thách thức như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ chậm hoàn thiện, ảnh hưởng đến phát triển các kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp, gia tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng trong những tháng đầu năm, hình thành mặt bằng giá mới, gia tăng áp lực đối với Nhà nước, nhà đầu tư khi thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và cả người dân về khả năng chi trả, nhất là với các hộ gia đình trẻ, thu nhập thấp.
Thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng trong những tháng đầu năm, hình thành mặt bằng giá mới
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhưng tăng trưởng kinh tế khả năng sẽ khó khăn hơn trong quý 4 năm nay và cả năm 2023. Khó khăn, thách thức ngày càng tăng, nhất là áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất, rủi ro về chuỗi cung ứng; nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống suy yếu;…
Chính vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong điều hành, tới đây, phải thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023)…
Cùng với đó, chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới; tăng trưởng kinh tế vừa trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, vừa là điều kiện để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
-
Trong những tháng qua, trước bối cảnh hạn mức tín dụng gần chạm tỷ lệ được duyệt đầu năm, trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng những tháng cuối năm thường tăng cao, đặc biệt là giai đoạn kinh tế ngày càng hồi phục, cả ngân hàng và doanh nghiệp đều nóng lòng ngóng chờ tin tức nới “room” từ cơ quan điều hành.
-
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đã đạt hơn 681 tỷ USD, bằng cả năm 2023
Tính đến hết ngày 15/11, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2024 đã đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ và đã bằng cả năm 2023, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan....
-
Việt Nam - Dominica mở rộng cánh cửa hợp tác kinh tế đa lĩnh vực
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19-21/11/2024 đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ ngoại giao và hợp tác giữa hai nước. Với hàng loạt cuộc hội đàm và tuyên bố chung quan trọng, Việt Nam và Domin...
-
Xuất khẩu sang Mỹ gần đạt 100 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá cán mốc gần 100 tỷ USD.