CafeLand - Năm 2020 và quý I/2020, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào thị trường bất động sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Lý do chính dẫn đến điều này là ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các vấn đề pháp lý liên quan.

Theo Savills, dù gặp nhiều khó khăn nhưng không thể phủ nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng tăng.

Các nhà đầu tư nước ngoài muốn có chỗ đứng tại Việt Nam, nhưng ảnh hưởng của đại dịch và các thủ tục pháp lý đã hạn chế hoạt động đầu tư. Khối lượng FDI vào Việt Nam trong năm 2020 không phản ánh chính xác mức độ quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường bất động sản trong nước. Tuy nhiên, khối lượng FDI đổ vào lĩnh vực sản xuất giúp phát triển thuận lợi hơn cho ngành bất động sản.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Vì vậy, nước ta trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới, những người muốn mở rộng chuỗi nhà máy và cung ứng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Đánh giá về hoạt động FDI trong năm 2021, ông Matthew Powell, giám đốc của Savills Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề này và chúng tôi tin rằng các hoạt động FDI sẽ tương đối khả quan trong năm nay. Khi trao đổi với các nhà đầu tư quốc tế, họ đều tỏ ra rất quan tâm đến Việt Nam. Môi trường đầu tư ở đây đã được cải thiện nhiều so với những năm trước. Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế về chính trị ổn định, mức lương cạnh tranh và chính sách quản lý vốn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài”.

Các nguyên tắc cơ bản về tăng trưởng thu nhập, dân số và đô thị hóa khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Sự phát triển nhanh chóng của nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được đã cải thiện hệ thống giao thông.

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đang ở một ví trí tốt trong top những quốc gia đang phát triển. Sau khi đại dịch bùng phát, Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng hiếm hoi trên thế giới. Tiềm năng tăng trưởng cao làm tăng thêm sức hấp dẫn với các khoản FDI. Lĩnh vực sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản FDI, thị trường bất động sản tất nhiên sẽ được hưởng lợi nhờ điều này.

Việt Nam đã trở thành một điểm nóng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, họ còn được hỗ trợ bởi những người thuộc cấp cao nhất, chính phủ và thủ tướng.

“Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng chất lượng như đường bộ, cảng biển và mạng lưới đường sắt là rất quan trọng. Ở một vài tỉnh thành, nơi có mặt bằng giá cả cạnh tranh hơn, họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và khai thác nguyên liệu cũng như vận chuyển thành phẩm xuất khẩu. Vì vậy, mạng lưới giao thông thuận tiện là yếu tố then chốt để thu hút nguồn vốn FDI. Một chiến lược rõ ràng, được thực thi tốt, với kế hoạch tài chính vững chắc cũng là điều cần thiết. Ngoài ra, không phải chi phí lãi vay thấp hay thiếu hụt nguồn cung, Việt Nam cần nhiều hơn nữa các giải pháp công nghệ 4.0, các dự án thông minh, chất lượng cao, dễ đầu tư”, ông Matthew Powell cho biết.

Năm 2021, nhà đất, văn phòng và công nghiệp sẽ là những phân khúc có sự thu hút lớn nhất với các nhà đầu tư. “Nhu cầu về không gian văn phòng đang gia tăng, đặc biệt là từ việc mở rộng tổ chức trong nước và quốc tế. Việt Nam là thị trường mục tiêu quan trọng của các công ty đa quốc gia, với các nhà cung cấp công nghệ, dịch vụ tài chính, bảo hiểm nhân thọ,... Tất cả các tổ chức sản xuất này cần có một số lượng không gian văn phòng lớn. Đó là lý do vì sao rất nhiều dự án mới đang được xây dựng, qua đó cải thiện nguồn cung cho lĩnh vực cho thuê văn phòng”, ông Powell giải thích.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có khả năng đối phó và kiểm soát đại dịch Covid-19 tương đối hiệu quả. Vì vậy, người dân và đặc biệt là khối nhân viên văn phòng hoàn toàn có thể trở lại làm việc thay vì làm việc theo hình thức trực tuyến như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

“Nhu cầu về không gian văn phòng không thay đổi. Tuy nhiên, với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng các không gian linh hoạt sẽ tăng lên, với sự cân nhắc nhiều hơn về cách không gian văn phòng được thiết kế để tối ưu hóa trong quá trình sử dụng”, ông Powell kết luận.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam,
Anh Nguyễn (Savills)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Kinh tế Việt Nam trong quý đầu tiên năm 2024

    Kinh tế Việt Nam trong quý đầu tiên năm 2024

    Bức tranh kinh tế Việt Nam trong quý đầu tiên năm 2024 ghi nhận nhiều dấu hiệu hồi phục với GDP đạt 5,66%, cao nhất trong vòng 4 năm qua; xuất khẩu tiếp đà tăng giúp duy trì cán cân xuất siêu hơn 8 tỷ USD; vốn FDI tăng; đón hơn 4,6 triệu khách quốc t...

  • Giá gạo, điện nước sinh hoạt tăng cao đẩy CPI quý 1/2024 tăng 3,77%

    Giá gạo, điện nước sinh hoạt tăng cao đẩy CPI quý 1/2024 tăng 3,77%

    Tổng cục Thống kê cho biết, nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán theo quy luật tiêu dùng đã khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,2...

  • Quý 1/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD

    Quý 1/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD

    Trong quý 1/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD, theo số liệu của Tổng cục Thống kê...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.