Thông tin về việc cung ứng điện trong các tháng mùa hè sắp tới tại họp báo thường kỳ ngày 29/3, ông Nguyễn Thế Hữu, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết, Bộ Công Thương đã và đang có nhiều giải pháp cung ứng điện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp báo. Ảnh VGP
Theo Cục Điều tiết Điện lực, tính đến hết tháng 3/2024, tăng trưởng phụ tải điện khoảng 11,5%, cao hơn so với dự báo.
Diễn biến trên khiến nhiều ý kiến lo lắng về việc cung ứng điện sắp tới vì mùa hè chưa bắt đầu; sản xuất công nghiệp đang tăng trưởng trở lại ở nhiều địa phương; sự cố một số nhà máy điện đã xảy ra, liệu tình trạng cắt điện còn tái diễn?
Về vấn đề này, Cục Điều tiết Điện lực cho biết từ cuối năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về việc đảm bảo cung ứng điện năm 2024.
Tiếp đó, Bộ Công Thương có nhiều văn bản chỉ đạo việc này. Trong đó, giải pháp đưa ra là tập trung nguồn lực để hoàn thành công trình nguồn điện, lưới điện, tăng cường truyền tải như đường dây 500kV mạch 3, đảm bảo đủ nhiên liệu than khí liên tục cho nhiệt điện.
Đồng thời, tăng cường giám sát nhà máy điện; điều tiết hợp lý nhà máy thủy điện; tăng cường công tác rà soát khắc phục khiếm khuyết nếu có để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố; làm việc với khách hàng lớn để điều chỉnh phụ tải, tăng cường tiết kiệm điện.
Năm nay sẽ không thiếu điện
Năm ngoái, thiếu điện xảy ra tại miền Bắc trong nửa cuối tháng 5, đầu tháng 6 để lại nhiều ảnh hưởng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một số khu công nghiệp thời điểm đó cắt điện có báo trước, với tần suất 1-2 lần một tuần.
Gặp Thủ tướng ngày 19/3, một số đại diện doanh nghiệp nước ngoài gọi sự cố này là nghiêm trọng và đề nghị Chính phủ có phương án đảm bảo nguồn điện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, để thiếu điện như năm 2023 là sự cố đáng tiếc. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quan tâm và chỉ đạo khắc phục, trong đó Bộ Công Thương được giao giám sát, điều hành cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo đó, công tác lập kế hoạch biểu đồ điện đã có sự đổi mới, kế hoạch chuẩn bị nguyên liệu (than, khí) đảm bảo cho sản xuất điện theo từng tháng đã được hoàn thiện.
Bộ Công Thương cũng đã ban hành kế hoạch cung ứng điện trong mùa khô, từ tháng 4 đến tháng 7 nhưng vẫn rà soát hàng tháng, hàng quý và có báo cáo để điều chỉnh kịp thời.
"Chúng tôi có cơ sở để nói rằng trong năm 2024 và những năm tới sẽ không lặp lại thiếu điện như năm 2023", Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
-
Lo thiếu điện sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị gì với Thủ tướng Chính phủ?
Nhiều doanh nghiệp FDI lo ngại thiếu điện năm nay tái diễn và đề nghị Việt Nam có phương án cung cấp điện xuyên suốt trong các khu công nghiệp.
-
Ước tính thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện, đâu là giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho năm 2024?
Huy động nguồn năng lượng tái tạo để sớm đưa vào vận hành, là một phương án để đảm bảo đủ cung ứng điện trong ngắn hạn được các chuyên gia đưa ra tại tại tọa đàm "Cung ứng điện cho năm 2024 - những vấn đề cấp bách đặt ra" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 7/11.
-
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, đề nghị triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện, cũng như tăng kết nối và hợp tác kinh tế.
-
Lộ trình áp dụng giá điện tính như cước điện thoại sẽ ra sao?
Cơ chế giá điện 2 thành phần sẽ được triển khai thực hiện thí điểm cho nhóm đối tượng sản xuất trong năm 2024 và mở rộng thí điểm vào năm 2025 khi có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như điều kiện để thực hiện....
-
Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, tính như giá cước điện thoại cố định
EVN đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025.