Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2024, ngày 19/3, vấn đề cung ứng điện được nhiều hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2024. Ảnh: VGP
Tình trạng thiếu điện xảy ra tại miền Bắc trong nửa cuối tháng 5, đầu tháng 6/2023 đã để lại nhiều ảnh hưởng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một số khu công nghiệp thời điểm đó cũng đã tiến hành cắt điện có báo trước với tần suất khoảng 1-2 lần/tuần.
Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) tại Việt Nam cho biết, điện cho sản xuất là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp FDI, gồm các công ty Hàn Quốc duy trì hoạt động ổn định.
Theo chủ tịch Kocham, các công ty Hàn Quốc hiện đang quan tâm đến các ngành sử dụng nhiều công nghệ, phù hợp với xu hướng thân thiện môi trường như điện mặt trời áp mái.
Do đó, đại diện Kocham kiến nghị Chính phủ Việt Nam có phương án cung cấp điện thông suốt trong các khu công nghiệp để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc có thể duy trì hoạt động sản xuất ổn định.
Ông Joseph Uddo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ (Amcham) tại Hà Nội cũng cho biết, một trong các nhu cầu chính của tất cả doanh nghiệp, hay bất kỳ nhà đầu tư trong tương lai là sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng, và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức.
“Chúng tôi khuyến khích tiếp tục đối thoại giữa Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các bên liên quan trong khu vực tư nhân để có thể đưa ra các giải pháp khả thi ngắn hạn và dài hạn để Việt Nam đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng, bao gồm thúc đẩy phê duyệt các dự án khí tự nhiên hóa”, AmCham cho biết thêm.
Trước lo ngại của các doanh nghiệp FDI, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT- TTg liên quan đến cân đối điện, đảm bảo không thiếu điện trong mọi tình huống, Bộ Công Thương đang nỗ lực cùng ngành điện để thực hiện nhiệm vụ này.
“Chúng tôi cam kết sẽ không xảy ra thiếu điện năm 2024 và các năm tiếp theo", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định và cho biết, không chỉ cấp điện ổn định mà còn nâng cao chất lượng nguồn điện.
Theo Bộ Công Thương, để không thiếu điện, Việt Nam đang tập trung phát triển nguồn, gấp rút hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 kéo điện ra miền Bắc và đồng bộ hệ thống truyền tải.
-
Các khu công nghiệp lo thiếu điện sản xuất, Chủ tịch EVN nói gì?
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Công Thương, EVN tạo điều kiện cung ứng đủ điện cho các khu công nghiệp, tránh tình trạng đất có, hạ tầng có nhưng điện lại chưa.
-
Ước tính thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện, đâu là giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho năm 2024?
Huy động nguồn năng lượng tái tạo để sớm đưa vào vận hành, là một phương án để đảm bảo đủ cung ứng điện trong ngắn hạn được các chuyên gia đưa ra tại tại tọa đàm "Cung ứng điện cho năm 2024 - những vấn đề cấp bách đặt ra" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 7/11.
-
3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025
Năm 2025, kinh tế đất nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nên việc cung cấp điện cần bảo đảm tăng trưởng từ 11% trở lên theo 3 kịch bản được Bộ Công Thương thống nhất.
-
Tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia hiện đang ra sao?
Theo EVN, hiện các dự án lưới điện đồng bộ nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đã hoàn thành ký kết hợp đồng các gói thầu, còn các gói thầu chậm triển khai chủ yếu do chưa xác định được thời điểm giao mặt bằng....
-
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, đề nghị triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện, cũng như tăng kết nối và hợp tác kinh tế.