Tại cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025 mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định dù còn hơn 1 tháng nữa mới hết năm nhưng việc cung cấp điện năm 2024 đã cơ bản hoàn thành tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá năm 2025, kinh tế đất nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, phấn đấu tăng từ 8 - 9%; nguồn vốn đầu tư FDI về Việt Nam khá lớn; nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia đã và đang được triển khai; Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến được thông qua trong kỳ họp này và sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2025… nên việc cung cấp điện cần bảo đảm tăng trưởng từ 11% trở lên.
Theo đó, Bộ Công Thương thống nhất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025.
Kịch bản 1 (Kịch bản cơ sở): Tăng trưởng điện năng phải đạt từ 11 - 12%, các tháng mùa khô phải đạt từ 13% trở lên.
Kịch bản 2 (Kịch bản cao): Từ 12 - 13% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 14% trở lên.
Kịch bản 3 (Kịch bản cực đoan): Phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.
Dựa vào kịch bản cung ứng điện nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Vụ Dầu khí - Than chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện xây dựng kế hoạch cung cấp than, khí và vận hành hồ chứa, bảo đảm nguồn cung đầu vào cho nhiên liệu và các điều kiện cung ứng điện cho năm 2025.
Trong thời gian từ 15/11 đến trước 15/12/2024, các Tập đoàn, Tổng công ty về năng lượng và các bên có liên quan dựa vào kế hoạch và biểu đồ của Bộ công bố để khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết và ký kết hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị có liên quan để có cơ sở triển khai thực hiện.
Sau ngày 15/12, các cơ quan chức năng thuộc Bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc ký kết hợp đồng và chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm thực hiện Kế hoạch cung ứng điện năm 2025, kịp thời báo cáo, tham mưu với Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, điều hành và xử lý trách nhiệm (nếu có).
Theo Bộ Công Thương, kế hoạch vận hành hệ thống và cung cấp điện năm 2025 sẽ được rà soát, điều chỉnh linh hoạt hằng tháng, hằng quý, đi kèm biểu đồ kế hoạch cung cấp than, khí.
“Tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu trong mọi tình huống; tuân thủ các quy định của pháp luật, tối ưu chi phí mua điện của toàn hệ thống; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
-
Lộ trình áp dụng giá điện tính như cước điện thoại sẽ ra sao?
Cơ chế giá điện 2 thành phần sẽ được triển khai thực hiện thí điểm cho nhóm đối tượng sản xuất trong năm 2024 và mở rộng thí điểm vào năm 2025 khi có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như điều kiện để thực hiện.
-
Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, tính như giá cước điện thoại cố định
EVN đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025.








-
Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc nhận chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Công Thương về dự án truyền tải điện hơn 7.400 tỷ
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cần khẩn trương phê duyệt giá đất cụ thể, ban hành phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư các vị trí móng cột; hoàn thành công tác kê kiểm, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối ...
-
Đề xuất mới nhất của Bộ Công thương về thời gian điều chỉnh, mức tăng giảm giá điện
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần tăng từ 2% đến dưới 5% so với mức giá hiện hành, EVN được quyết định điều chỉnh giá sau khi xin ý kiến Bộ Công thương.
-
Gần 15 tỷ USD đầu tư vào lưới điện: Cơ hội lớn cho ai?
Việc triển khai Quy hoạch điện VIII đang mở ra một giai đoạn đầu tư lớn cho hệ thống truyền tải điện tại Việt Nam, với tổng vốn lên tới 14,9 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030. Theo đó, nhiều doanh nghiệp thiết bị điện được cho sẽ hưởng lợi trong bối c...