Các công ty là nguyên đơn cho rằng, họ đã chịu thiệt hại nghiêm trọng do tôn màu nhập khẩu
Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra là thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội, tráng hoặc mạ hợp kim nhôm/kẽm được phủ sơn (tôn lạnh màu); thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội, tráng hoặc mạ kẽm được phủ sơn (tôn kẽm màu); thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội được phủ sơn (tôn đen màu) ở dạng cuộn, tấm băng hoặc cán sóng. Giai đoạn điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ là từ ngày 1/1/2013 – 31/12/2015.
Theo Bộ Công Thương, cơ quan này có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cần lưu ý về khả năng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng. Thời gian điều tra theo quy định hiện nay là không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp cần thiết, có thể gia hạn điều tra một lần nhưng không quá 2 tháng tiếp theo.
Lượng nhập khẩu tôn màu giai đoạn 2013 - 2015. Nguồn: Nguyên đơn cung cấp
Trước đó, các doanh nghiệp gồm Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty Cổ phần thép Nam Kim và Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đã gửi đơn lên Cục Quản lí cạnh tranh yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu.
Các công ty này cho rằng, họ đã chịu thiệt hại nghiêm trọng do tôn màu nhập khẩu về sản lượng sản xuất giảm, thị phần, doanh thu và lợi nhuận đều giảm. Trong khi đó, tồn kho mặt hàng này lại tăng, chi phí sản xuất tăng nhưng giá bán không tăng.
Nhóm các doanh nghiệp này hiện, chiếm 25,17% tổng sản lượng tôn màu sản xuất trong nước.
-
Tăng thuế chống bán phá giá thép không gỉ: Lợi thì có lợi nhưng...
Đã hơn một tháng kể từ khi Bộ Công Thương tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia/vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc)...
-
Thị trường thép thành “đấu trường”
Ngành thép Việt Nam đang đứng giữa “đấu trường”, vừa là sản phẩm xuất khẩu bị kiện nhiều nhất, nhưng cũng vừa đối mặt với lượng thép giá rẻ được nhập ồ ạt từ Trung Quốc. Việc yếu công cụ phòng vệ thương mại là bất lợi cho ngành thép. Trong khi đó, khủng hoảng công suất thừa đang đặt ra những thách thức lớn. Ai thắng, ai thua là bài toán nan giải của doanh nghiệp thép nội địa trong lúc này.
-
Gia hạn thời gian điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu
CafeLand - Bộ Công thương vừa thông báo gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu thêm 60 ngày.