Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo kết quả điều tra ban đầu, các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá lên đến 88,12%.
Trong đó, Tập đoàn Hoa Sen chịu mức thuế cao nhất là 59%, Tôn Đông Á bị áp mức thuế 39,84%. Các doanh nghiệp khác như China Steel & Nippon Steel Việt Nam, Công ty Tôn Hòa Phát (thuộc Tập đoàn Hòa Phát), Thép Nam Kim đều bị áp mức thuế 49,42%. Những doanh nghiệp còn lại không được liệt kê riêng sẽ áp dụng mức thuế chung 88,12%.
DOANH NGHIỆP | MỨC THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ SƠ BỘ |
Tập đoàn Hoa Sen | 59% |
Công ty Tôn Đông Á | 39,84% |
Công ty CP China Steel và Nippon Steel Việt Nam | 49,42% |
Công ty TNHH Tôn Hòa Phát | 49,42% |
Công ty CP thép Maruichi Sun | 49,42% |
Công ty CP Thép Nam Kim | 49,42% |
Công ty CP Thép dẹt Pomina | 49,42% |
Công ty TNHH Sam Hwan Vina | 49,42% |
Công ty TNHH Tôn Phương Nam | 49,42% |
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thép Tây Nam | 49,42% |
Công ty CP Thương mại Thép TVP | 49,42% |
Công ty CP Tôn thép Việt Pháp | 49,42% |
Doanh nghiệp còn lại | 88,12% |
Các doanh nghiệp thép Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá lên đến 88,12%
Theo kế hoạch, sau quyết định sơ bộ này, DOC sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 18/8, trước khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đưa ra kết luận cuối cùng vào tháng 10/2025
Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% đối với thép mạ Việt
Trước thông tin này, các doanh nghiệp thép trong nước đã lên tiếng, phân tích nguyên nhân và cho rằng việc áp thuế này khó có thể gây thêm ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời khẳng định vẫn còn cơ hội để bảo vệ lợi ích của mình.
Theo Tuổi Trẻ Online, đại diện Tập đoàn Hoa Sen cho biết nguyên nhân chính dẫn đến mức thuế cao là do phương pháp tính toán đặc thù của Bộ Thương mại Mỹ đối với các quốc gia chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, bao gồm Việt Nam.
Cụ thể, thay vì sử dụng dữ liệu chi phí sản xuất do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, DOC sử dụng giá trị thay thế từ một quốc gia thứ ba có nền kinh tế thị trường để làm cơ sở tính toán biên độ phá giá.
Việc sử dụng giá trị thay thế từ quốc gia thứ ba thường dẫn đến chênh lệch lớn giữa giá thành sản xuất thực tế tại Việt Nam và chi phí sản xuất "thay thế", từ đó đẩy biên độ phá giá lên mức cao và kéo theo mức thuế chống bán phá giá bất lợi cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thép cho biết, DOC đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu của Việt Nam từ tháng 9/2024. Từ thời điểm đó, hoạt động xuất khẩu thép mạ sang thị trường này gặp nhiều gián đoạn do tâm lý thận trọng từ phía khách hàng Mỹ trước nguy cơ bị hồi tố thuế chống bán phá giá.
“Vì vậy, mức thuế sơ bộ vừa công bố khá cao, nhưng thực tế không gây thêm ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tình hình sản xuất, kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp thép trong nước”, đại diện doanh nghiệp thông tin.
Cùng với vụ điều tra chống bán phá giá, DOC đang tiến hành điều tra chống trợ cấp đối với tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu từ Việt Nam. Khi các doanh nghiệp thép Việt Nam xuất khẩu thép mạ sang Mỹ, mức thuế cuối cùng sẽ là tổng cộng của thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.
Phía Hoa Sen cho rằng, hiện kết quả sơ bộ của vụ việc chống trợ cấp đang mang lại tín hiệu tích cực, khi hai doanh nghiệp thép Việt Nam là Hoa Sen và Tôn Đông Á đạt được mức thuế chống trợ cấp sơ bộ bằng 0%.
Hiện tại, DOC vẫn chưa công bố quốc gia thay thế cũng như phương pháp tính toán cụ thể. Các thông tin này sẽ được công khai trong giai đoạn tiếp theo. Đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam phản biện, cung cấp dữ liệu, và đưa ra các lập luận để làm rõ sự khác biệt về chi phí và điều kiện sản xuất tại Việt Nam so với quốc gia thay thế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
-
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ phương án đàm phán với Mỹ về mức thuế đối ứng 46%
Thủ tướng chỉ đạo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng các cơ quan rà soát, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Mỹ.
-
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%.
-
Thủ tướng: Mỹ là thị trường lớn nhất nhưng không phải duy nhất, còn nhiều thị trường tiềm năng khác
Thủ tướng cho biết Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất. Đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…








-
Một mặt hàng của Việt Nam được Mỹ và cả ASEAN ráo riết “săn lùng”, thu về hơn 1,7 tỷ USD kể từ đầu năm
Mỹ đã chi hơn 200 triệu USD để nhập khẩu 349.000 tấn mặt hàng này của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Áp thuế thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc: Thị trường trong nước phản ứng ra sao?
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ 15% đến hơn 37% với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tạo ra những chuyển động đáng chú ý trên thị trường trong nước. Giá thép bắt đầu nhích lên, trong khi các doanh nghiệp xây dựng, bất động ...
-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....