Lãnh đạo tỉnh Bình Dương vừa có buổi họp nghe đơn vị tư vấn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng.
Tuyến đường sắt đi qua địa bàn TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một, TP.Bến Cát và huyện Bàu Bàng.
Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, về hướng tuyến, vị trí ga tuyến đường sắt từ ga Bàu Bàng đến ga An Bình cơ bản cập nhật trên cơ sở tuyến đường sắt quốc gia TP.HCM - Lộc Ninh đã được Thủ tướng phê duyệt và quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM.
Về quy mô tuyến, điểm đầu tuyến là ga An Bình (phường Dĩ An, TP.Dĩ An), điểm cuối tuyến là ga Bàu Bàng (thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng).
Chiều dài toàn tuyến đường sắt khoảng 52,25 km, bố trí 10 ga; quy hoạch tuyến đường đôi khổ 1.435mm. Loại hình đường sắt vận chuyển hành khách và hàng hoá.
Tuyến đường sắt đi qua địa bàn TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một, TP.Bến Cát và huyện Bàu Bàng.
Về hướng tuyến, từ ga An Bình đi song song về bên trái đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đến khu vực Bình Chuẩn, rẽ phải đi về phía Đông TP.Thủ Dầu Một, sau đó đi về phía Tây Khu công nghiệp VSIP II về ga Bàu Bàng.
Dự kiến đưa vào khai thác tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng vào năm 2033.
Dự kiến, trên tuyến đường sắt này có nhiều cầu vượt, hầm chui đi qua. Tổng mức đầu tư dự kiến là khoảng 60.000 tỷ đồng; trong đó chi phí giải phóng mặt bằng chiếm trên 20.000 tỷ đồng, chi phí xây dựng khoảng 17.000 tỷ đồng, chi phí thiết bị 8.000 tỷ đồng, các chi phí còn lại khoảng 14.000 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh yêu cầu các sở ngành phối hợp đơn vị tư vấn xác định số lượng cầu vượt, hầm chui trên tuyến để đưa vào phương án các nút giao trong báo cáo tiền khả thi. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch của các địa phương để hoàn chỉnh hướng tuyến.
Trong lần báo cáo tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị tư vấn báo cáo rõ về phương án tài chính, phương thức đầu tư, dự kiến công nghệ… tuyến đường sắt. Các địa phương có tuyến đường sắt đi qua lưu ý rà soát khối lượng bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án.
-
Giao thông Bình Dương sẽ thay đổi thế nào với tuyến metro 56.000 tỷ?
Dự án metro số 1 (TP mới - Suối Tiên) có dài 29km, đi qua 4 thành phố của Bình Dương là Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An với tổng đầu tư hơn 56.000 tỷ đồng.
-
Hé lộ thời điểm dự kiến khởi công tuyến metro đầu tiên của Bình Dương đi qua 4 thành phố
Dự án dự kiến có tổng chiều dài 32,43km, gồm tuyến chính dài 29,01km và đoạn nối Depot dài 3,42km.Tuyến metro dự kiến có điểm đầu tại Ga S1, trung tâm thành phố mới Bình Dương (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một) và điểm cuối là Ga Bến xe Suối Tiên thuộc tuyến metro số 1 TP HCM (phường Bình Thắng, TP Dĩ An).
-
Bình Dương sắp đầu tư tuyến đường sắt 50.000 tỉ đi qua những khu vực nào?
Tỉnh Bình Dương đang nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối 5 đô thị quan trọng trên địa bàn. Dự án có tổng vốn đầu tư 50.000 tỉ đồng, dự kiến khởi công năm 2027 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2030.








-
Bình Dương rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư từ 30% đến 50%
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1170/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong giải quyết, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/4....
-
Khởi công nhà máy hơn 2.600 tỷ đồng tại Bình Dương
Ngày 30/4, CT Semiconductor, thành viên của Tập đoàn CT Group đã chính thức khởi công xây dựng giai đoạn 2 nhà máy bán dẫn tại Trung tâm Phát triển Công nghệ cao CT Group tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương....
-
Bình Dương sắp có nhà máy hơn 6.000 tỷ đồng
Công ty TNHH Thực phẩm sạch TH Bình Dương, thành viên thuộc hệ thống sữa TH true Milk, vừa công bố báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy chế biến thực phẩm sạch TH Bình Dương tại Khu công nghiệp Sóng Thần 3, tỉnh Bình Dương....