Sân bay Biên Hòa đang chuẩn bị được đầu tư, nâng cấp để khai thác dân dụng
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai, mới đây UBND tỉnh Bình Dương đã có văn bản góp ý bổ sung một số nội dung về quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, địa phương này đề nghị bổ sung quy hoạch thêm tuyến đường sắt kết nối với sân bay Biên Hòa.
Tuy nhiên, trong nội dung góp ý chưa làm rõ nội dung hướng tuyến của tuyến đường sắt này. Do đó, thời gian tới, Sở Giao thông vận tải sẽ làm việc với cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương để làm việc cụ thể về hướng tuyến của tuyến đường sắt được đề nghị bổ sung vào quy hoạch.
Hiện nay, về giao thông kết nối đường bộ, giữa Đồng Nai và Bình Dương đã có các cầu được đầu tư xây dựng gồm cầu Đồng Nai, Hóa An và Thủ Biên. Cùng với đó, cầu Bạch Đằng 2 hiện cũng đang được triển khai xây dựng.
Ngoài ra, 2 địa phương cũng đã thống nhất bổ sung quy hoạch thêm 4 vị trí xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai, sông Bé gồm: Hiếu Liêm 2, Tân An - Lạc An, Tân Hiền - Thường Tân và Thạnh Hội 2.
Đồng thời, để tăng cường kết nối giao thông khi Sân bay Biên Hòa được quy hoạch để khai thác lưỡng dụng, tỉnh Đồng Nai cũng đã thống nhất bổ sung thêm vị trí xây dựng cầu kết nối giữa thành phố Biên Hòa và thành phố Dĩ An tại khu vực bến đò Xóm Lá, phường Bửu Long.
Việc xây dựng thêm cầu đường bộ tại vị trí này sẽ tạo thêm tuyến kết nối mới giữa thành phố Biên Hòa và tỉnh Bình Dương, từ đó, giảm áp lực giao thông cho tuyến đường Huỳnh Văn Nghệ khi Sân bay Biên Hòa được đưa vào khai thác lưỡng dụng.
Về dự án sân bay Biên Hòa, mới đây Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai đầu tư Dự án Cảng hàng không Biên Hòa theo phương thức đối tác công tư.
Theo quy hoạch, sân bay quân sự Biên Hòa được quy hoạch thành sân bay quốc nội để khai thác lưỡng dụng với công suất khai thác đến năm 2030 là 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 đạt 10 triệu hành khách/năm.
Theo tìm hiểu, sân bay Biên Hòa được xây dựng từ trước năm 1955, phục vụ cho mục đích quân sự. Sân bay này thuộc địa phận TP. Biên Hòa và cách TP.HCM khoảng 30km.
Với việc sân bay Biên Hòa được đầu tư để khai thác lưỡng dụng, tỉnh Đồng Nai sẽ là địa phương có cùng lúc hai sân bay phục vụ cho khai thác thương mại. Bên cạnh sân bay Biên Hòa, Đồng Nai hiện đang xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 quy mô 25 triệu khách/năm sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026.
-
Diễn biến mới tại dự án nâng cấp sân bay Biên Hòa để đón 5 triệu khách vào năm 2030
Sân bay Biên Hòa vừa được nâng cấp, thay đổi từ cấp 4C lên cấp 4E. Đây là bước quan trọng để sớm thực hiện dự án sân bay Biên Hòa lên thành lưỡng dụng có công suất khai thác 5 triệu khách vào năm 2030 và 10 triệu khách vào năm 2050.








-
Phương án xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch mà Đồng Nai vừa đề xuất có gì đặc biệt?
Dự án xây dựng cầu Cát Lái có tổng chiều dài phần đường và cầu khoảng 11,37km, trong đó chiều dài cầu hơn 3km, tĩnh không thông thuyền 55m. Quy mô đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang cầu 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp....
-
Đồng Nai sắp khởi động dự án 18.000 tỷ đồng tại núi Chứa Chan
Ngày 19/4 tới đây, tỉnh Đồng Nai sẽ khởi động Dự án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí núi Chứa Chan tại huyện Xuân Lộc. Đây được xem là một trong những dự án du lịch trọng điểm và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, với tổng vốn ...
-
Thông tin mới nhất về xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch
Theo đề xuất của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, dự án xây cầu Cát Lái sẽ có 4 dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai, TP.HCM, xây dựng cầu thay phà Cát Lái và đường nối.