Hình minh họa
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định sửa đổi quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, thay thế quy mô, cấp sân bay Cảng hàng không Biên Hòa tại mục 15 phần II Phụ lục I cấp 4C bằng cấp 4E; thay thế quy mô, cấp sân bay Cảng hàng không Biên Hòa tại mục 18 phần II Phụ lục II cấp 4C bằng cấp 4E.
Theo quy hoạch, sân bay quân sự Biên Hòa được quy hoạch thành sân bay quốc nội để khai thác lưỡng dụng với công suất khai thác đến năm 2030 là 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 đạt 10 triệu hành khách/năm.
Theo tìm hiểu, sân bay Biên Hòa được xây dựng từ trước năm 1955, phục vụ cho mục đích quân sự. Sân bay này thuộc địa phận TP. Biên Hòa và cách TP.HCM khoảng 30km.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt sân bay Biên Hòa được quy hoạch là sân bay quốc nội khai thác lưỡng dụng (quân sự và dân sự).
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo đầu tư xây dựng sân bay Biên Hòa.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các thủ tục đầu tư sân bay Biên Hòa, đảm bảo đầu tư có hiệu quả, đồng bộ và đúng tiến độ gồm: thủ tục bàn giao đất quốc phòng; điều chỉnh cấp quy hoạch sân bay Biên Hòa; đề xuất các phương án giao thông kết nối và các khu phụ trợ sân bay Biên Hòa; cập nhật vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các thủ tục khác để đầu tư xây dựng sân bay Biên Hòa.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với công suất đón 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay này dự kiến sẽ hoàn thành cơ bản vào năm 2025 và đưa vào khai thác thương mại trong năm 2026.
Với việc sân bay Biên Hòa được nâng lên thành sân bay lưỡng dụng, khi sân bay này đi vào hoạt động, tỉnh Đồng Nai là địa phương đầu tiên trong cả nước có hai sân bay dân dụng và lưỡng dụng cùng hoạt động.
-
Đồng Nai muốn được giao làm dự án sân bay Biên Hòa
UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao đơn vị này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án sân bay Biên Hòa.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến tăng vốn đầu tư thêm 6.280 tỷ đồng
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sau khi được điều chỉnh chủ trương đầu tư dự kiến sẽ tăng vốn đầu tư thêm khoảng 6.280 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng khoảng 4.080 tỷ đồng....
-
Lộ diện hướng tuyến đường sắt 3,4 tỷ USD Thủ Thiêm – Long Thành
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành kết nối từ sân bay quy mô lớn nhất cả nước với trung tâm tài chính kinh tế TP.HCM được đề xuất triển khai với chiều dài gần 42km, tổng vốn đầu tư lên đến 3,4 tỷ USD....