Công viên Sài Gòn Safari bị treo suốt 11 năm qua.
Công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi) là một trong những dự án “khủng” với diện tích đất lên đến gần 500ha và có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD. Dự án này do Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư tại 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Công viên Sài Gòn Safari có chức năng nhân giống, bảo tồn, trưng bày các loài thú quý hiếm của thế giới cũng là công viên du lịch sinh thái của thành phố. Thế nhưng, dự án này vẫn chỉ nằm trên giấy suốt 11 năm qua, khiến cho hàng trăm hộ dân đứng ngồi không yên vì đất đai bị bỏ hoang hóa nhiều năm trong khi người dân không thể canh tác, trồng trọt.
Được biết, từ năm 2007 dự án đã hoàn thành tới 96% công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thế nhưng cho tới nay dự án vẫn chưa thể giải tỏa xong. Dự án chậm tiến độ khiến các công ty tư vấn rút lui, hàng trăm ha đất chìm trong cỏ dại.
Trước tình hình này, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chỉ đạo các đơn vị liên quan trong 6 tháng tới phải có giải pháp xử lý triệt để nhằm tạo chuyển biến tình hình, nhất là chấm dứt tình trạng quy hoạch treo, đầu tư xây dựng các khu tái định cư cho người dân... Sau những chỉ đạo này của Bí thư Thành ủy, người dân đang trong chờ những tín hiệu tích cực trong thời gian tới.
Sài Gòn Safari chỉ là một trong số rất nhiều dự án treo tại TP.HCM. Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện trên toàn thành phố có 1.219 dự án nhưng có tới 405 dự án chưa khởi công xây dựng. Trong số 325 dự án đã khởi công, có đến 97 dự án đã phải tạm ngưng triển khai. Tính cả các dự án tạm ngưng thi công và chưa khởi công thì số lượng lên đến 502 dự án, chiếm 41%.
Gần 20 năm, cù lao Ấp Doi vẫn chưa thể thành công viên cây xanh.
Con đường đất dẫn vào cù lao Ấp Doi (phường 15, quận Gò Vấp) trời nắng thì mịt mù bụi đất, mặt đường gồ ghề, sau một cơn mưa đã lầy lội, những vũng sình lầy chiếm hết cả lối đi. Được biết, từ năm 1995, cù lao Ấp Doi đã được quy hoạch thành công viên cây xanh với diện tích gần 40ha. Tuy nhiên, gần 20 năm qua, người ta vẫn chưa thể nhận ra được “hình hài” của nó.
Bên cạnh dòng kênh nước đen kịt, bốc mùi hôi thối, những ngôi nhà tạm bợ của người dân ọp ẹp, cũ nát. Trên nền một số ngôi nhà vẫn còn dấu tích của xà bần, tường gạch bị đập bỏ. Một người dân cho biết, đó là dấu vết của những ngôi nhà trước đây xây lên nhưng bị buộc phải phá bỏ vì dự án trong quy hoạch không được xây dựng. Dự treo nhiều năm khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Dự án khu phức hợp Đầm Sen (phường 3, quận 11) được xem là một trong những dự án có tuổi treo lâu năm nhất trên địa bàn thành phố. Theo đó, từ năm 1983, UBND TP.HCM giao Công viên văn hóa Đầm Sen cho quận 11, với diện tích 55ha để làm khu phức hợp Đầm Sen. Được biết, năm 2008 Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI) đã được UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên sau đó quyết định này bị hủy bỏ. Năm 2012, Công ty cổ phần quốc tế C&T được cho là sẽ được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án, thế nhưng đến UBND thành phố vẫn chưa có quyết định chính thức. Trong khi đó, những hộ dân bị ảnh hưởng của dự án vẫn phải tiếp tục chờ đợi.
Với những động thái cương quyết trong chỉ đạo của Bí thư thành ủy Đinh La Thăng trong thời gian vừa qua, người dân đang hi vọng không chỉ riêng huyện Củ Chi mà tất các các dự án treo nhiều năm trời trên địa bàn thành phố sẽ sớm tìm ra giải pháp để thoát treo.
-
Cổ phiếu Đất Xanh giảm giá kịch sàn
Kết thúc phiên sáng ngày 24/12, cổ phiếu DXG của Đất Xanh Group giảm kịch sàn về mức giá 16.450 đồng/cổ phiếu, với khối lượng dư bán 3 triệu đơn vị.
-
Phát Đạt dự chi tối đa 650 tỷ đồng mua khu đất vàng của một cá nhân tại TPHCM
Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR, sàn HoSE) vừa thông qua nghị quyết về việc mua tài sản là bất động sản tại số 61 Cao Thắng, phường 3, quận 3, TP.HCM.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...